Chuyện cổ phần của VTVcab

Công ty nắm giữ thị phần số 2 trên thị trường truyền hình trả tiền là Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) sẽ được cổ phần hóa trong các tháng cuối năm nay, theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ sau 1 năm trì hoãn do khúc mắc ở vấn đề định giá.


Đây được xem là thương vụ IPO đáng chú ý trong nửa cuối năm nay, mang lại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước cơ hội sở hữu đến 49% cổ phần của một trong những thương hiệu lớn nhất trên thị trường truyền hình trả tiền, một thị trường đang tăng trưởng nhanh và có tiềm năng đạt mốc 1 tỉ USD vào năm 2020.


Áp lực tái cấu trúc


Thị phần của VTVcab trên thị trường truyền hình trả tiền vào khoảng 24% (theo Media Partners 2016), bám sát người dẫn dầu SCTV (29%) và duy trì cách biệt khá xa so với người chơi thứ 3 là K+ (11%) hay MyTV (11%). Một tên tuổi đáng chú ý trong làng truyền hình trả tiền là Viettel đã đạt thị phần xấp xỉ 8%, dù mới bước chân vào thị trường giải trí cách đây chỉ 5 năm.



Chuyện cổ phần của VTVcab

Thương vụ IPO này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội sở hữu đến 49% cổ phần của công ty đứng thứ nhì thị trường truyền hình trả tiền. Ảnh: baodautu.vn.


Cùng với SCTV, VTVcab có lợi thế lớn về mặt quy mô khi sở hữu hệ thống phủ sóng khắp cả nước, cung cấp các dịch vụ toàn diện về truyền hình như truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh và mới đây nhất là dịch vụ truyền hình trực tuyến. VTVcab đang phát sóng 200 kênh truyền hình, trong đó có 50 kênh truyền hình HD, 20 kênh truyền hình chuyên biệt do chính VTVcab đầu tư hợp tác sản xuất. Bên cạnh mảng dịch vụ truyền hình, Công ty còn cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông, hay dịch vụ thanh toán trực tuyến.


Tổng doanh thu năm 2016 của VTVcab lên đến 2.133 tỉ đồng, tăng 18% so với năm trước, nhưng lãi ròng chỉ tăng khiêm tốn 4,9%, đạt 68,6 tỉ đồng. Lý do là chi phí vay vốn quá cao do phải đầu tư mạnh vào tài sản cố định và mua bản quyền các chương trình phát sóng.


Tính đến cuối năm 2016, nợ phải trả của VTVcab vào khoảng 1.936 tỉ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn là 1.329 tỉ đồng, chiếm 68,6% tổng nợ phải trả. Áp lực chi trả ngắn hạn của VTVcab không hề nhỏ, buộc doanh nghiệp này phải có một kế hoạch tái cơ cấu tài chính quyết liệt hơn sau khi cổ phần hóa để giảm thiểu rủi ro trước biến động của lãi suất trên thị trường.



Hiện VTVcab đang nỗ lực tìm các đối tác chiến lược mạnh và có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Theo đó, đối tác cần có năng lực tài chính, nguồn vốn góp tối thiểu 1.000 tỉ đồng với lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2016 tối thiểu 10%. Đã có khoảng 5 nhà đầu tư ngoại ngỏ ý muốn trở thành đối tác chiến lược của VTVcab và con số này dự kiến tiếp tục gia tăng trong đợt cổ phần hóa sắp tới.

Cạnh tranh khốc liệt


Thị trường truyền hình Việt Nam được chia thành nhiều dịch vụ, bao gồm truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh, truyền hình trên internet (IPTV) và gần đây xuất hiện thêm dịch vụ mới có nhiều tiềm năng: truyền hình trên di động (Mobile TV). Tiềm năng của thị trường được đánh giá tiếp tục khả quan trong những năm tới do quy mô thị trường lớn, lượng thuê bao vẫn còn ít và nhất là thu nhập bình quân trên đầu người đang tăng nhanh. Dù vậy, thực trạng vi phạm bản quyền tiếp tục là vấn đề lớn gây quan ngại cho các nhà đầu tư.


Cuộc chiến giành giật thị phần giữa các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền đang diễn ra hết sức khốc liệt. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2016, có tới 30 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường với số lượng lên tới 12,5 triệu thuê bao, doanh thu trong năm 2016 đạt 12.000 tỉ đồng, tăng khoảng 24% so với năm trước.


Nhưng việc tham gia của hơn 10 tay chơi trên thị trường trong khi chất lượng nội dung khá tương đương nhau dẫn đến giá các gói cước đang ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí có hãng sẵn sàng tung ra các gói khuyến mãi có giá chỉ trên dưới 30.000 đồng/tháng, khiến cho lợi nhuận của một số hãng có thị phần nhỏ hơn bị teo tóp.



Năm 2015, tổng lỗ lũy kế của đơn vị đứng vị trí thứ 3 là K+ lên đến 1.979 tỉ đồng, dù sở hữu trong tay bản quyền giải vô địch ngoại hạng Anh. Để tránh tình trạng đổ vỡ hàng loạt, các nhà đài đã kiến nghị lên Chính phủ về việc áp dụng mức giá sàn nhưng cho đến nay vẫn chưa được thông qua.

Nhưng thách thức cho các hãng truyền hình truyền thống như VTVcab giữ được thị phần trong các năm tới chính là sự lớn mạnh không ngừng của các dịch vụ giải trí trực tuyến và di động. Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng thiên về các ứng dụng trực tuyến hơn do quỹ thời gian ngày càng eo hẹp và hạ tầng viễn thông với các dịch vụ 3G, 4G ngày càng tốt hơn, mang lại nhiều thuận lợi cho người xem.


Theo hãng nghiên cứu thị trường Q&Me, mặc dù tivi vẫn đang là công cụ giải trí phổ biến tại Việt Nam nhưng ngày càng nhiều người dùng Việt Nam dành nhiều thời gian hơn trên internet và các mạng xã hội như Facebook, các dịch vụ giải trí trực tuyến như Zing TV, YouTube. “Có tới 45% người được khảo sát trả lời rằng họ xem tivi ít hơn cách đây 1 năm”, báo cáo của Q&Me ghi nhận. Nếu xu thế internet ngày càng phổ biến hơn thì chắc chắn doanh thu của các hãng truyền hình truyền thống như VTVcab sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.



Nguyễn Sơn
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

TIN LIÊN QUAN

Năm 2017: Truyền hình trả tiền lao vào cuộc chiến OTT

Năm 2017 sẽ chứng kiến một sự bùng nổ của dịch vụ truyền hình qua Internet (truyền hình OTT) khi và tất cả các đại gia truyền hình đã sẵn sàng nhập cuộc.

Truyền hình Internet ở Việt Nam: Gian nan tác quyền

Mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng truyền hình Internet cũng tồn tại nhiều rủi ro. Các nhà sản xuất phải đối mặt với vấn đề bản quyền và sự cạnh tranh từ các ứng dụng quốc tế.

Chi tiêu tiếp thị giải trí của thương hiệu trên toàn cầu tăng 106.20 tỷ đô la vào năm 2017

Ngày nay, dẫn đầu mức chi tiêu của các thương hiệu cho truyền thông vẫn là tiếp thị trải nghiệm (experience marketing), bao gồm event marketing, tài trợ sự kiện. Và đó cũng là nền tảng tổng thể lớn nhất hiện nay.

Nhượng quyền thương hiệu dịch vụ lên ngôi

Hàng ngàn thương hiệu quốc tế đổ dồn về Triển lãm nhượng quyền quốc tế London cuối tháng 2/2017, báo hiệu những tên tuổi về dịch vụ sẽ sớm xuất hiện và lan tỏa toàn cầu.

Chi tiêu tiếp thị giải trí của thương hiệu trên toàn cầu tăng 106.20 tỷ đô la trong năm 2017

Sự gia tăng doanh thu quảng bá sản phẩm và tiếp thị nội dung tới người tiêu dùng đã làm tăng doanh thu tiếp thị giải trí của thương hiệu toàn cầu. Đồng thời mức chi tiêu cũng tăng lên từ 8.0% lên 106.20 tỷ đô la vào năm 2017. Ngày nay, dẫn đầu mức

Facebook tham vọng đập tan truyền thông truyền thống

Ông cũng khẳng định câu chuyện sẽ không dừng lại ở phát thể thao trực tiếp. “Bản quyền thể thao chỉ là bước đầu tiên, khởi đầu cho hành trình này. Rất có thể tiếp theo sẽ là lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh”, chuyên gia này nói.

CEO Edelman Vietnam: Ngành quảng cáo truyền thông là một ngành mà nữ giới có rất nhiều thuận lợi

“Con đường quảng cáo” của chị bắt đầu cùng JWT. Vào lúc đó JWT có thể được xem là một trong những công ty quảng cáo đầu tiên ở Việt Nam. Sau 5 năm tại JWT, chị Thiên Thanh chuyển qua làm tại Publicis. Thời điểm đó chị làm vừa làm cho Publicis và

THỦ THUẬT HAY

Cách bật tắt chế độ "Không làm phiền - Do not disturb" trên Galaxy J7 Prime

Chế độ 'Không làm phiền' trên điện thoại Samsung Galaxy là một trong những tính năng rất hữu ích giúp ta có thể tắt thông báo cuộc gọi hay tin nhắn đến để tránh bị làm phiền hay bị quấy rầy.

Sử dụng smartphone cỡ lớn dễ dàng hơn với ứng dụng miễn phí từ XDA Developers

Thông thường, chúng ta sẽ cầm điện thoại ở nửa phần thân dưới, với các smartphone màn hình nhỏ (dường như đã “tuyệt chủng') thì việc có thể chạm đến mọi điểm trên màn hình chỉ bằng ngón tay cái không phải điều khó

Hướng dẫn đăng nhập Cốc Cốc Map trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều các phần mềm bản đồ để người dùng có thể sử dụng và phục vụ cho nhu cầu tìm địa điểm khác nhau trên Việt Nam, Cốc Cốc Map hay còn gọi là Nhà Nhà, là một ứng dụng hỗ trợ hoàn phù hợp với nhu cầu

Hướng dẫn lấy lại mật khẩu trên Skype bằng số điện thoại

Bạn quên mật khẩu tài khoản Skype của bạn, do lâu không dùng đến hoặc do đổi mật khẩu mà bạn lại không nhớ, tài khoản của bạn lại lưu rất nhiều nick của bạn bè hay người thân của bạn mà bây giờ bạn muốn lấy lại mật

Hướng dẫn mã hóa tin nhắn, chat ẩn, đăng xuất từ xa trên Viber 6.0

Đặc biệt trong phiên bản Viber 6.0 này bổ sung tính năng mã hóa đầu cuối giúp bảo mật tin nhắn, cuộc gọi. Đồng thời, còn hỗ trợ chat ẩn, đăng xuất Viber từ xa, đăng nhập Viber bằng mã QR Code và rất nhiều tính năng hữu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Camera Samsung Galaxy J7 Pro xuất sắc nhất trong tầm giá

Samsung đã gây bất ngờ với Galaxy J7 Pro ngày mới ra mắt khi đây là chiếc điện thoại có camera chính khẩu độ lên tới f/1.7, con số mà trước đây Samsung chỉ dành cho các smartphone cao cấp.

Đánh giá hiệu năng Vsmart Joy 1: Đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản, chiến tốt Asphalt 8 đồ họa cao

Snapdragon 435 không phải là một con chip mạnh nhưng nó thực sự nổi bật trong phân khúc 2,5 triệu đồng, cùng với 3GB RAM hiệu năng của Vsmart Joy 1 có thể nói là ấn tượng trong phân khúc.

realme ra mắt sản phẩm mới kế nhiệm dòng C-series giúp bạn tự tin bước vào giai đoạn “bình thường mới”

Sau hơn 4 tháng giãn cách xã hội, cuộc sống tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã dần trở về trạng thái “bình thường mới”, buộc mọi người phải thích nghi với những thói quen chưa từng có như thường xuyên mở điện thoại