Từ kết quả khác biệt giữa hai phương pháp tính GDP


GDP là một trong nhiều chỉ tiêu vĩ mô trong Hệ thống các tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc (System of National Accounts - SNA). Theo chuẩn mực, GDP được tính bằng ba phương pháp, bao gồm:



Từ kết quả khác biệt giữa hai phương pháp tính GDP

Không tăng lương sẽ khiến đời sống người lao động khó khăn (làm không đủ xài), nhưng tăng lương thì lại làm doanh nghiệp và nền kinh tế yếu đi trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo. Ảnh: UYÊN VIỄN

(1) Phương pháp sử dụng cuối cùng (từ phía cầu): GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + chi tiêu thường xuyên của Chính phủ + chi đầu tư (tích lũy tài sản cố định và tài sản lưu động) + chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;

(2) Phương pháp sản xuất (từ phía cung): GDP = Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản(1) của các ngành trong nền kinh tế + Thuế sản phẩm (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) - trợ giá sản phẩm;

(3) Phương pháp thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động, thặng dư sản xuất, khấu hao tài sản cố định, thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm.

Hiện nay cơ quan thống kê Việt Nam cơ bản tính GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng; GDP tính theo phương pháp thu nhập hàng năm không tồn tại, GDP theo phương pháp này chỉ được biết đến khi có bảng cân đối liên ngành.

Một điều ngạc nhiên là khi nhìn vào tăng trưởng GDP theo phương pháp sản xuất và tăng trưởng GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng, ta thấy khác nhau khá nhiều. Có năm tăng trưởng GDP theo phương pháp sản xuất cao hơn tăng trưởng GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng, có năm lại thấp hơn. Trong một số năm sự chênh lệch này là rất lớn, như năm 2006, 2007, 2010, 2012. Năm 2015, tăng trưởng GDP theo phương pháp sản xuất là 6,68% nhưng tăng trưởng GDP từ phía cầu chỉ là 5,77% (xem hình). Điều này xảy ra do việc để sai số giữa hai phương pháp là tương đối tùy tiện.

Mấu chốt của vấn đề là hiệu quả đầu tư và năng suất chứ không phải tăng trưởng bao nhiêu. Tăng trưởng 1% nhưng đất nước và người dân được hưởng còn hơn tăng trưởng 10% mà làm nền kinh tế yếu đi do nợ, do bội chi, do rủi ro về lạm phát!

Về nguyên tắc, GDP tính bằng phương pháp nào (sản xuất, sử dụng cuối cùng hay thu nhập) đều phải bằng nhau. Tăng trưởng GDP về bản chất là tăng trưởng về lượng (loại bỏ yếu tố tăng do giá) nên dù giá thực tế của sản phẩm nông nghiệp hạ, giá dầu hạ, giá bán thấp hơn giá sản xuất (kinh doanh thua lỗ) vẫn làm GDP tăng. Đấy là một trong nhiều hạn chế nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng GDP!

Theo thông báo của cơ quan thông kê, tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm là 5,73%, dẫn đến một làn sóng lo lắng về tăng trưởng cả năm có đạt mục tiêu 6,7% hay không. Một số chuyên gia cho rằng nếu không đạt được chỉ tiêu này thì sẽ mất cân đối vĩ mô, tỷ lệ bội chi so với GDP, tỷ lệ nợ công so với GDP sẽ vượt ngưỡng cho phép...


Nhưng nếu tính GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng thì có phải như vậy không? Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm của cơ quan thống kê dường như chưa bao gồm doanh thu của thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tỷ trọng của loại hình thương mại này chiếm khoảng 2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ và tăng trưởng của loại hình thương mại này trên 20%. Như vậy, ước tính tiêu dùng của hộ gia đình ít nhất tăng trưởng trên 8% và ước tính đầu tư tăng trưởng trên 8% trong


sáu tháng đầu năm nay.

Để ý rằng theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), xuất khẩu hàng hóa theo giá FOB là 97,8 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu hàng hóa theo giá CIF là 100,5 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, trong phần nhập khẩu dịch vụ phải trừ đi phần phí vận tải và bảo hiểm đã nằm trong giá CIF của nhập khẩu hàng hóa. Do đó, trong sáu tháng đầu năm, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là dương (xuất siêu) trên hai tỉ đô la Mỹ (xem bảng). Điều này, theo tôi, cho thấy tăng trưởng GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng cao hơn tăng trưởng GDP tính theo phương pháp sản xuất và tăng trưởng GDP trong sáu tháng đầu năm 2017 thực chất đã cao xấp xỉ 7%.

Cũng theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của TCTK, tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm 2017 đạt 7,54%, là “mức tăng cao nhất trong sáu năm trở lại đây”, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng xấp xỉ 6%. Tuy tỷ lệ cung tiền (M2)/GDP không được công bố nhưng ước tính cũng ở mức khá cao. Điều này cho thấy vấn đề đáng lo ngại là lạm phát quay lại chứ không phải lo về tăng trưởng. Nếu nhìn nhận GDP tăng trưởng từ phía cung thấp có thể dẫn đến những quyết sách sai lầm như một số ý kiến cho rằng tăng cung tiền M2 để hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2017(2).

Ngoài ra, từ bảng cân đối liên ngành của TCTK, có thể thấy thu nhập từ sản xuất trong giá trị tăng thêm chỉ bằng 94% GDP, để có thể tiêu dùng và đầu tư, khu vực hộ gia đình cần một lượng thu nhập từ ngoài sản xuất (từ sở hữu và chuyển nhượng từ các khu vực thể chế khác). Do đó, việc tăng GDP một cách gượng ép chỉ làm nguồn lực của nền kinh tế yếu đi trong trung và dài hạn và chính nó là tác nhân gây nên những mất cân đối về vĩ mô.

Do thu nhập từ sản xuất thấp hơn mức tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, nên có thể hiểu được những kiến nghị về tăng lương cơ bản. Nhưng cũng theo bảng cân đối liên ngành của Việt Nam, hệ số co giãn về lao động đã tăng từ 64% trong giai đoạn 2007-2012 lên 78% trong giai đoạn 2012-2017, điều này đồng nghĩa với hệ số co giãn của vốn giảm từ 36% xuống 22%. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này phải cần một lượng vốn rất lớn mới có thể tạo ra tăng trưởng, nghịch lý này xảy ra do việc tăng lương không tương ứng với tăng năng suất. Không tăng lương sẽ khiến đời sống người lao động khó khăn (làm không đủ xài), nhưng tăng lương thì lại làm doanh nghiệp và nền kinh tế yếu đi trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo.

Tôi cho rằng mấu chốt của vấn đề là hiệu quả đầu tư và năng suất chứ không phải tăng trưởng bao nhiêu. Tăng trưởng 1% nhưng đất nước và người dân được hưởng còn hơn tăng trưởng 10% mà làm nền kinh tế yếu đi do nợ, do bội chi, do rủi ro về lạm phát!

(1) Bao gồm thu nhập của người lao động, thặng dư sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

(2) http://vietnambiz.vn/hsc-tang-cung-tien-m2-trong-nua-cuoi-nam-2017-de-dat-muc-tieu-tang-truong-gdp-22611.html

TIN LIÊN QUAN

Cách tính thuế và kê khai thuế khi kinh doanh trên mạng xã hội

Ngành Thuế đã bắt đầu thực hiện thu thuế đối với những cá nhân, doanh nghiệp có doanh thu bán hàng từ mạng xã hội (Facebook, Zalo...) trên 100 triệu đồng/năm. Để người dân và doanh...

Cần thành lập trung tâm phòng chống gian lận thuế công nghệ cao để chặn 'né' thuế online

Để chống thất thu đối với loại hình kinh doanh, buôn bán của các cá nhân thông qua mạng cũng như mạng xã hội (kinh doanh online), cơ quan Thuế đang khẩn trương triển khai nhiều...

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

MobiFone dẫn đầu các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất

Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 được xây dựng khách quan, minh bạch dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước đối với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thông

Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2016 sụt giảm mạnh

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, có 113.567 ô tô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam trong năm 2016.

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Tin vui cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ nội địa, hạn chế tối đa việc xem xét, cấp phép cho cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bán lẻ những mặt hàng Việt Nam không cam kết...

THỦ THUẬT HAY

Ứng dụng này sẽ giúp bạn xóa phông ảo diệu như iPhone 7 Plus

Kể từ khi iPhone 7 Plus ra đời, phong trào chụp ảnh xóa phông trên di động đã nở rộ hơn bao giờ hết. Có nhiều ứng dụng giúp bạn xóa phông mà không cần đến iPhone 7 Plus hay một số smartphone có camera kép tương tự

Tìm lại Status Facebook đã đăng trong quá khứ một cách nhanh chóng

Cách làm rất đơn giản, các bạn vào trang cá nhân của mình trên ứng dụng Facebook > Bấm vào mục NGÀY. Tại đây sẽ xuất hiện giao diện như hình dưới.

Hướng dẫn phục hồi ảnh bị xóa từ thẻ nhớ

Thủ thuật đơn giản giúp người dùng PC và Mac lấy lại ảnh bị xóa từ thẻ nhớ.

Không muốn Google theo dõi ? Hãy sử dụng hưỡng dẫn bảo mật đơn giản

Bạn có thể chọn hiển thị một số thông tin trong Tài khoản Google của mình ở chế độ riêng tư hoặc cho tất cả mọi người. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm soát người nào thấy được thông tin như ngày sinh và số điện thoại của

Tải 9999+ Thiệp chúc mừng tết độc đáo 2023 Download miễn phí

Năm mới tết đến mọi người thường muốn dành tặng người thân, bạn bè những lời chúc đầy ý nghĩa, mong một năm tràn đầy sức khoẻ, sự may mắn và bình an. Để có thể gửi cho tất cả mọi người, kể cả những người ở xa bạn cũng

ĐÁNH GIÁ NHANH

Nên mua iPhone 13 mini hay iPhone SE 2020?

Trong khi các nhà sản xuất điện thoại di động chạy theo xu hướng kích thước thước lớn thì Apple lại đi theo hướng ngược lại. Hãng liên tục ra mắt những sản phẩm có kích thước nhỏ bé trong những năm qua. Năm ngoái là

Test OPPO F3 Lite(A57): Chip Snapdragon 435 và 3GB RAM

OPPO F3 Lite (A57) là mẫu smartphone nhấn mạnh vào khả năng selfie tuyệt vời với camera trước 16MP, khẩu độ f/2.0. Đây cũng là smartphone tầm trung có hiệu năng tốt nhất của nhà sản xuất OPPO với chip Snapdragon 435 8

Đánh giá HP Pavilion x360: Phù hợp với nhu cầu sử dụng laptop mỏng, nhẹ, đa năng

Là một sản phẩm thuộc dòng Pavilion, x360 được thừa hưởng khá nhiều điểm tương đồng với những người anh em của mình như: thiết kế bằng vỏ nhựa nguyên khối với màu vàng đồng đẹp mắt mang lại vẻ hiện đại cho sản phẩm.