Android N cho chỉnh độ phân giải hiển thị và kích cỡ font chữ, nâng cao trải nghiệm màn hình to

Đây là tính năng mà mình thích nhất tính đến thời điểm hiện tại trên Android N. Việc cho phép chỉnh độ phân giải hiển thị sẽ giúp chúng ta tận dụng diện tích màn hình hiệu quả hơn, đặc biệt là trên những chiếc máy có màn hình to từ 5' trở lên. Sẽ không còn tình trạng xài máy 5' mà phải nhìn nội dung y hệt như cái máy 4' nữa. Bạn sẽ đọc được nhiều thứ hơn trên cùng một diện tích, xem được nhiều tin tức hơn, thao tác sử dụng cũng dễ dàng hơn, cảm giác thoáng đãng hơn. Trong bài này xin chia sẻ với anh em sâu hơn về khả năng đổi độ phân giải hiển thị của Android, ảnh hưởng của nó đến trải nghiệm thực tế và một số tùy chỉnh của riêng mình để làm cho mọi thứ càng ngon lành hơn nữa.

Đây là tính năng mà mình thích nhất tính đến thời điểm hiện tại trên Android N . Việc cho phép chỉnh độ phân giải hiển thị sẽ giúp chúng ta tận dụng diện tích màn hình hiệu quả hơn, đặc biệt là trên những chiếc máy có màn hình to từ 5' trở lên. Sẽ không còn tình trạng xài máy 5' mà phải nhìn nội dung y hệt như cái máy 4' nữa. Bạn sẽ đọc được nhiều thứ hơn trên cùng một diện tích, xem được nhiều tin tức hơn, thao tác sử dụng cũng dễ dàng hơn, cảm giác thoáng đãng hơn. Trong bài này xin chia sẻ với anh em sâu hơn về khả năng đổi độ phân giải hiển thị của Android , ảnh hưởng của nó đến trải nghiệm thực tế và một số tùy chỉnh của riêng mình để làm cho mọi thứ càng ngon lành hơn nữa.


Nói sơ lại về độ phân giải hiển thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm
Độ phân giải hiển thị có thể xem là kích thước của nội dung được hiển thị lên màn hình, từ chữ nghĩa cho đến icon hay hình ảnh bạn thấy. Độ phân giải hiển thị còn được gọi 'là viewport size', có thể đo bằng chỉ số DPI. Độ phân giải màn hình là số điểm ảnh có mặt trong tấm OLED / LCD Độ phân giải hiển thị không phụ thuộc vào độ phân giải vật lý của màn hình, chỉ phụ thuộc tỉ lệ dài / rộng mà thôi. Độ phân giải hiển thị do nhà sản xuất thiết lập cho thiết bị của họ Độ phân giải hiển thị thường thấp hơn độ phân giải vật lý, nhờ vậy mà hình ảnh sẽ trông sắc nét trong khi không bị nhỏ xíu khó nhìn Ảnh hưởng của độ phân giải hiển thị với trải nghiệm của chúng ta là rất lớn. Màn hình là thứ mà ai xài smartphone cũng phải nhìn vào thường xuyên, và gần như không có thao tác nào liên quan đến điện thoại mà không xài tới màn hình. Chính vì thế việc tối ưu sao cho nội dung hiển thị được tốt nhất và đẹp nhất trên màn hình là chuyện vô cùng quan trọng.

Khi người ta bỏ tiền ra mua một cái máy màn hình to, thứ người ta muốn đó là xem được nhiều thứ hơn trên đó, không gian làm việc thoải mái hơn, chứ không phải là icon hay chữ nghĩa to ra. Nếu chỉ đơn giản là chỉnh kích thước chữ cho người mắt kém thì Android đã có chức năng này trong phần Accessibility rồi. Thế nên việc thiết lập độ phân giải hiển thị quá thấp từ các hãng sẽ khiến chúng ta không tận dụng hết được kích thước màn hình lớn, ngoài ra nó còn làm cho giao diện của máy trở nên kì cục và khó thao tác.

Anh em có thể đọc thêm về những trải nghiệm tiêu cực với độ phân giải hiển thị quá thấp trên các máy màn hình to trong bài viết: Lại nói về độ phân giải hiển thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng . Trong bài này mình sẽ chia sẻ sâu hơn về Nexus 6P và Android N.

Android N cho chỉnh độ phân giải hiển thị mặc định

Tính năng này có ích khi mà nhà sản xuất không tối ưu độ phân giải, hoặc đã có làm nhưng chưa phù hợp với ý thích cá nhân của bạn. Trước đây bạn cũng tự chỉnh độ phân giải này được nhưng đòi hỏi máy phải root hoặc phải chạy một số dòng lệnh phức tạp mà không phải người dùng phổ thông nào cũng có thể thực hiện. Còn với Android N, thứ duy nhất bạn cần làm là kéo một thanh trượt, rồi xong! Thay đổi sẽ tự động được áp dụng trên cả hệ thống, bạn thậm chí còn không phải reboot máy lại nữa.


Android N cho chỉnh độ phân giải hiển thị và kích cỡ font chữ, nâng cao trải nghiệm màn hình to

Giao diện chỉnh Display Size của Android N

Hiện tại chưa rõ các nhà sản xuất khác như thế nào nhưng mình có thể thấy được một xu hướng tối ưu ngày càng tốt hơn từ một số ít các hãng làm máy Android mà dẫn đầu là Samsung. Ví dụ, chiếc Galaxy Note 5 có độ phân giải hiển thị được chỉnh cho phù hợp với tấm nền 5,7' nên xài rất thích (nhưng trên S7 Edge không còn tối ưu nữa, chẳng hiểu vì sao???). Con Huawei Mate 8 mới ra mắt hồi đầu năm nay cũng cho chỉnh độ phân giải hiển thị luôn, khá tốt. Trong khi đó, LG V10, G4 hay các máy Sony thì chưa làm tốt vụ này.

Cần lưu ý là trong Android N bạn có thể chỉnh được đến 2 thông số hiển thị, đó là Display Size và Font Size. Display Size chính là độ phân giải hiển thị mà chúng ta đang nói trên bài này, Font Size chỉ đơn giản là kích thước của chữ nằm trên các menu, icon hay các nút nhấn mà thôi. Font Size có thể được chỉnh độc lập với Display Size. Việc chỉnh Font Size không làm cho nội dung được hiển thị trên màn hình thay đổi nhiều như là Display Size, chủ yếu chỉ để bạn thấy chữ nhỏ quá đọc không rõ thì tăng lên hoặc to quá thì giảm lại thôi.


Chỉnh font size, không khác biệt nhiều lắm về lượng nội dung được hiển thị

Thực tế trên chiếc Nexus 6P, chỉnh luôn cả bàn phím để có trải nghiệm ngon hơn

Sau khi mò ra được vụ Display Size thì mình háo hức lắm, phải thử ngay lập tức trên chiếc Nexus 6P. Đây là một cái điện thoại rất phù hợp để thử nghiệm các thay đổi về độ phân giải hiển thị do nó có màn hình lớn đến 5,7' Quad HD, nếu mà không tận dụng được mức này thì quá buồn. Mình không có nhiều thời gian để trải nghiệm 6P lúc nó còn chạy Android 6.0 nên không rõ độ phân giải hiển thị có tối ưu hay chưa, chỉ biết là ngay từ lúc up lên Android N thì độ phân giải hiển thị đã khá tốt: 485 x 861 (Note 5 là 411x731, iPhone 6s Plus là 414x736). Đây là điều đúng như mình kì vọng vì một cái máy có màn hình to đẹp như thế này mà chỉ hiển thị như máy 4' hay 5' thì quá phí phạm. Với độ phân giải hiển thị 485 x 861, Nexus 6P trở nên rất cân đối và tuyệt vời.


Nhưng như vậy không có nghĩa là mình dừng vọc

Sau khi chỉnh Display Size xuống mức Small (là mức thấp nhất bạn có thể chỉnh), mình có thể đọc được nhiều chữ hơn trên News Feed của Facebook hoặc trong trình duyệt web, mình có thể thấy được nhiều tin chat Messenger hơn, mình có thể xem được nhiều thông báo hơn trước khi lấy tay cuộn xuống. Nhưng đó chưa phải là tất cả, vì các đối tượng đồ họa cũng nhỏ lại nên toàn bộ UI của Android giờ nhìn rất là cân đối. Cảm giác này thật tuyệt vời, nó rất thoáng và không bị bí bách tí xíu nào. Đặc biệt, thanh navigation (bao gồm ba phím back, home, recent apps) cũng thu nhỏ lại hơn nên nhìn đỡ khó chịu và không làm vướng tay nữa khi gõ bàn phím ảo.


Kiểm tra thông số DPI thì thấy ở chế Display Size: small giảm xuống khá nhiều, gần 100 DPI. Số càng nhỏ thì diện tích hiển thị mà bạn có càng lớn hơn

Nếu bạn đã chỉnh Display Size về mức Small nhưng bị chữ nhỏ quá thì có thể tăng Font Size lên thành Large thay vì để Default. Phần nội dung trên màn hình lúc này không thay đổi nhiều, chữ là chữ bự ra thôi nên sẽ dễ nhìn hơn chút xíu.

Sau khi đã mày mò một lúc thì mình nhận thấy là còn một thứ nữa chưa được tối ưu, đó chính là bàn phím ảo. Ngay cả khi Nexus 6P đã chỉnh Display Size về Small rồi nhưng bàn phím vẫn còn quá to, mỗi khi gõ mà cần đụng đến các kí tự nằm trên cao thì phải với tay lên không thuận tiện, thậm chí là gây bực mình vì rất dễ khiến máy bị rơi hay gõ sai. Thế là mình cài thêm Laban Key, chỉnh lại kích cỡ phím về chế độ nhỏ, vây là bàn phím ảo bây giờ đã hài hòa hơn rất nhiều.

Tóm lại, thay đổi cho phép chỉnh Display Size trong Android N là một quyết định rất đáng hoan nghênh của Google vì nó sẽ cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng với smartphone của mình. Có lẽ Google cũng đã nhận ra là nhiều hãng chưa tối ưu độ phân giải hiển thị nên hãng mới đưa tính năng này vào để người dùng tự chỉnh lại theo ý muốn của họ.

Từ khoá : Android, cho, font, cao, nghi

TIN LIÊN QUAN

Bảng trình chiếu thông minh Viewsonic IFP6550 màn hình 65 inch 4K, có sẵn Windows lẫn Android

Có 3 điểm mà mình thích ở hệ thống trình chiếu này chính là chất lượng màn hình cảm ứng 65 inch, khả năng tương tác trên đó, những công nghệ bảo vệ sức khỏe, phần cứng tích hợp và hệ thống phần mềm đi kèm khá toàn diện để phục vụ nhiều nhu cầu khác

5 điểm mới và hấp dẫn có trong Android N

Những cập nhật đầu tiên trong Android N có thể không quá lớn nhưng chắc chắn sẽ nâng trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.

Cảm nhận Remix OS: một cách thú vị để trải nghiệm Android trên máy tính

Remix OS là một hệ điều hành với đầy đủ đặc tính của một bản Android thực thụ, nhưng cái hay là nó đã được tối ưu lại nhiều thứ để chúng ta có thể sử dụng trên máy tính.

THỦ THUẬT HAY

Cách chia sẻ màn hình với FaceTime trên máy Mac

Bạn muốn hiển thị màn hình của mình cho ai đó trong cuộc gọi FaceTime? Hãy làm theo hướng dẫn dưới đây của để thực hiện.

Cách xem thời tiết nhiều địa điểm trên iPhone cùng lúc

Nếu bạn muốn xem thời tiết cho nhiều địa điểm cùng một lúc trên một màn hình, bạn có thể sử dụng tính năng danh sách vị trí được lưu trong ứng dụng Weather của iPhone.

Làm sao để ngăn không cho ai thay đổi hình nền Windows?

Trên Windows có tính năng không cho phép ai có thể thay đổi hình nền máy tính, mặc định chỉ sử dụng 1 hình nền bất kỳ do chính bạn chọn lựa.

Hướng dẫn cập nhật iOS 11.3 beta, trải nghiệm nhiều tính năng mới

Apple đã tích hợp tính năng kiểm soát tình trạng pin trên phiên bản iOS 11.3, tuy nhiên bạn chưa có thể sử dụng trên beta 1. Rất có thể, bản cập nhật beta 2 dự kiến ra mắt trong tuần sau sẽ được kích hoạt.

Hướng dẫn cách thiết lập Bluetooth trên Windows 10

Bluetooth không còn là kiểu công nghệ chỉ dân ghiền mới biết. Giờ đây bạn có thể tìm thấy nó trên bất kì thiết bị nào, từ điện thoại tới ô tô….Do vậy, việc bật Bluetooth trên Windows sẽ là hữu ích hơn bao giờ khi nó có

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Dell Inspiron 13-5368: Thiết kế đa dụng, hiệu năng mạnh mẽ

Cấu hình mạnh mẽ và thiết kế tiện dụng chính là 2 yếu tố tạo nên chất lượng cho Dell Inspiron 13-5368.

Đánh giá Gionee Marathon M3: Smartphone pin trâu, giá rẻ

Gionee Marathon M3 có thiết kế chắc chắn, đầm tay, pin khỏe và giá thành rất phù hợp với người dùng phổ thông không có nhu cầu cao.