Quan niệm laptop không có cửa để so sánh với Desktop về hiệu năng: Liệu có đúng?

Từ trước tới nay thì đa số mọi người vẫn có quan niệm rằng laptop không có cửa để so sánh với Desktop về hiệu năng. Nhưng, thời thế đã thay đổi, Laptop hiện nay đã có những bước nhảy vọt rất lớn cả về cấu hình cũng như hệ thống tản nhiệt, và trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem quan niệm đó còn đúng hay không nhé. 

Để so sánh về hiệu năng thì mình sẽ chia ra làm 2 trường hợp đó là hiệu năng Gaming và hiệu năng Đồ họa, bởi đây là 2 tác vụ khác nhau, ngốn những loại phần cứng khác nhau.

Hiệu năng Gaming 

Quan niệm laptop không có cửa để so sánh với Desktop về hiệu năng: Liệu có đúng?

Trong phần này mình chỉ gói gọn lại so sánh hiệu năng card đồ họa giữa Laptop và Desktop, bởi gần như tất cả các tựa game hiện nay đều ăn vào card đồ họa. CPU hiệu năng cao thế hệ thứ 7, thứ 8 như i7-7700HQ hay i7-8750H mà được đi kèm với card GTX 10 Series là quá đủ để chơi game rồi. Dù bạn có sử dụng một CPU mạnh mẽ hơn thì fps trong game cũng sẽ không thay đổi quá nhiều.

Nói về thông số kỹ thuật, khi xét trên cùng một dòng card đồ họa thì cả card trên Laptop và Desktop đều gần như không có sự khác biệt. Chúng cùng sử dụng chung một nhân đồ họa - cùng chung một trái tim. Các thông số khác cũng giống hệt nhau: cùng bộ nhớ đồ họa, loại bộ nhớ, tốc độ bộ nhớ, bus bộ nhớ và băng thông. Chỉ có một vài sự thay đổi ở số nhân Cuda và xung nhịp nhưng nhìn chung là cũng không đáng kể. 

Ví dụ, GTX 1060 trên laptop có xung thấp hơn một chút với GTX 1060 phiên bản tiêu chuẩn FE trên desktop, nhưng số nhân lại là bằng nhau. Còn GTX 1070 trên laptop thậm chí còn có số nhân cao hơn, xung nhịp lại thì có thua chút đỉnh so với phiên bản FE Desktop.

Card GTX 1060 trên Laptop chỉ thua về mức xung nhịp so với GTX 1060 Desktop FE 

Card GTX 1070 Laptop có xung nhịp cao hơn GTX 1070 Desktop FE, nhưng số nhân CUDA lại thấp hơn

Như vậy, phải chăng hiệu năng thực tế của 2 phiên bản là ngang nhau?

Chưa chắc, đấy chỉ là thông số kỹ thuật, còn hiệu năng thực tế ra sao còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, nào là nguồn điện, hệ thống có nghẽn cổ chai không,...nhưng mà phần lớn đến từ hệ thống tản nhiệt. Các giải pháp tản nhiệt càng tốt thì những chiếc card đồ họa đó sẽ càng tiệm cận tới sức mạnh tối đa hơn.

Đối với card đồ họa Desktop, chúng rất bự, được trang bị đầy đủ các phương án tản nhiệt từ những ống đồng heatsink lớn, cho đến nhiều cánh quạt được trang bị, vì vậy việc đạt được hiệu năng tối đa là rất dễ dàng. Nhưng ngược lại ở trên laptop, cũng với GPU đó bị gò bó trong không gian chật hẹp, ít đất diễn hơn và thật khó để thể hiện được sức mạnh của mình. 

 Vâng, chúng ta biết điều đó, và các hãng sản xuất laptop cũng thừa hiểu điều đó. Đấy chính là lý do vì sao những chiếc Laptop gaming thường được ưu tiên tản nhiệt cho GPU hơn. Nếu như các bạn để ý CPU của laptop gaming trong game có thể bị giảm xung nhịp, nhưng xung nhịp của card đồ họa thì rất ổn định, giúp cho FPS cũng không dao động quá nhiều. Hầu như hiện tượng tụt xung nhịp card đồ họa chỉ xảy ra ở những mẫu máy mỏng nhẹ, cấu hình cao, ví dụ như Dell XPS chẳng hạn, mà dù sao, đấy cũng kp laptop chơi game. 

Laptop mỏng nhẹ hiệu năng cao, như Dell XPS, thường sẽ giảm xung nhịp khi làm tác vụ nặng liên tục

Như vậy, xét về tổng thể tất cả các laptop, dù cùng sử dụng 1 card đồ họa giống nhau nhưng hiệu năng gaming cho ra sẽ có những sự khác biệt, do mỗi máy có hệ thống tản nhiệt khác nhau. Cùng sử dụng GTX 1060 nhưng hiệu năng card đồ họa trên laptop có con đạt 10k điểm 3d mark, nhưng có con lên tận hơn 12k điểm, còn trên desktop thì con số lúc cũng ổn định ở gần 13k. 

Đấy các bạn thấy, Desktop tản nhiệt một cách dễ dàng nên lúc nào hiệu năng thực tế hầu như k thay đổi khi đặt trên các hệ thống khác nhau. Còn Laptop, nếu được tản nhiệt đúng cách, đặc biệt là các Laptop chuyên Gaming thuộc phân khúc cận cao cấp và cao cấp. Mình lấy ví dụ GTX 1060 thì có Asus Scar II, 1070 thì có MSI GE73, FPS khi chơi game chỉ thua khoảng 5% so với phiên bản trên Desktop mà thôi, và 5% đó là do Desktop có được sự ổn định từ CPU nữa.

Hiệu năng Đồ họa 

Khác với chơi game tập trung phần lớn vào card rời, khi làm đồ họa thì hệ thống sẽ cần sự cơ bắp của cả CPU lẫn GPU. Lúc này một số mẫu laptop sẽ bộc lộ rõ nhược điểm của mình khi cả CPU lẫn GPU phải gồng mình hoạt động hết công suất. Mình lấy ví dụ, khi render video 4K của ThinkView, thì CPU i7-8700K trên Desktop lúc nào cũng đạt xung nhịp tối đa từ đầu chí cuối, thời gian ước tính render gần như tương đương với thời gian thực. Còn những mẫu laptop như Asus UX580, DEll XPS render một project tương tự thì chỉ sau khoảng 2,3 phút là CPU bị tụt xung và thời gian hoàn thiện render bắt đầu chậm lại thấy rõ. Ngay cả khi lấy những laptop rất mạnh mẽ, có khả năng duy trì được cả CPU và GPU trong quá trình làm đồ họa dài, như Asus Scar II, Alienware 17r5, MSI GE73,... thì cũng không có con nào có CPU ăn được i7-8700K.

Tổng kết

Nói tóm lại, việc so sánh giữa Laptop và Desktop ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Đủ để cho mọi người hiểu được rằng, Laptop giờ đây đã không còn quá yếu như thân hình nhỏ bé của nó nữa rồi. Thậm chí hiệu năng của Laptop thế hệ mới trang bị CPU thế thứ 8, card GTX 10 series vượt xa nhiều mẫu PC. Nhưng nói gì thì nói, mỗi cái vẫn có điểm mạnh riêng, Laptop mạnh về tính di động, còn Desktop sẽ thiên về sự bền bỉ, ổn định, hay dành cho những công việc đặc thù cần cấu hình vượt trội hơn hẳn. Ví dụ như việc dựng video 4K ở ThinkView thì chúng mình đang dùng i7-8700k và GTX 1080, với cấu hình khủng này thì đúng là Laptop hiện nay chưa có cửa để đọ lại và sẽ phải chật vật lắm thì mới dựng xong được một video 4K cho ae.



Bình luận bài viết
Bình luận tối thiểu 30 ký tự.
Để được đăng bình luận, hãy đăng nhập
Bài viết liên quan