Đây là lý do ngành Thương mại điện tử nên ngừng mơ về một "Alibaba của Việt Nam"!

Việc Alibababa – một công ty của Trung Quốc thành công ở quy mô toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp Việt cũng đổ tiền vào làm thương mại điện tử với kỳ vọng tái lập lại thành công này tại Việt Nam.


Đây là lý do ngành Thương mại điện tử nên ngừng mơ về một "Alibaba của Việt Nam"!

Hàng ngày, chúng ta có thể được nghe các hãng phân tích đã chỉ ra hàng tá lý do để thương mại điện tử có thể thành công tại Việt Nam: Dân số vàng, tỉ lệ tiếp cận mạng Internet lớn, tầng lớp trung lưu tăng nhanh,…

Tóm lại, các hãng phân tích đều khẳng định thương mại điện tử của Việt Nam sẽ là ngôi sao trong khu vực.

Tiềm năng thế, dại gì không nhảy vào. Những kẻ tham vọng thì nghĩ, nếu doanh thu của Alibaba năm 2015 là 12,9 tỉ USD cho thị trường 1 tỉ dân thì Việt Nam, với gần 100 triệu dân, hoàn toàn có thể xây dựng một doanh nghiệp TMĐT có doanh thu trên 1 tỉ USD, một “Alibaba của Việt Nam”.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thị trường TMĐT Việt Nam vài năm trở lại đây, người ta chỉ thấy toàn màu xám. Sau giai đoạn hàng loạt các trang TMĐT được mở ra, thời điểm này đã có không ít doanh nghiệp “xin chết”.

Có thể kể ra những cái tên như Foodpanda, Bé yêu, Deca, Nhommua, rồi những trang thương mại điện tử của đại gia nước ngoài như Zalora, Lazada cũng “rục rịch” rời khỏi Việt Nam.

A đây rồi, trang thương mại điện tử tham vọng lớn nhất thời điểm hiện tại, cũng chưa thể ra mắt chính thức dù đã ra bản beta từ tháng 8/2015.

Không ngoa khi nói thương mại điện tử Việt Nam giống như một “chiếc máy xay”, sẵn sàng nghiền nát bất cứ tham vọng nào, bất kể tiềm lực của doanh nghiệp lớn đến đâu.

Hóa ra, bức tranh TMĐT Việt Nam không chỉ toàn màu hồng như các hãng phân tích đã “vẽ vời” ra cho khách hàng của mình.

Có một lý do rõ ràng để không bao giờ có một 'Alibaba của Việt Nam'. Đáng buồn rằng đấy không phải những vấn đề liên quan đến thanh toán, vận chuyển,… mà các doanh nghiệp thường nhắc tới.

Đó là Alibaba lấy hàng Trung Quốc bán ra toàn thế giới, Việt Nam làm gì có hàng để bán.

Alibaba được ra mắt sàn TMĐT đầu tiên của mình vào năm 1997, lúc đó Jack Ma bán gì? Jack Ma kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp để trao đổi hàng hóa với nhau (B2B) chứ không bán cho người tiêu dùng đầu cuối.

Alibaba.com ra đời với mục đích ban đầu là bán hàng do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất cho DN nước ngoài, chứ không phải bán hàng trong nước.

Có hai vấn đề ở đây.

Thứ nhất, thị trường của Alibaba.com hướng tới ban đầu không phải là Trung Quốc, mà là thị trường toàn cầu. Như vậy, quy mô thị trường của Alibaba không phải 1 tỉ dân như chúng ta nhầm tưởng, mà là 5 tỉ dân toàn cầu (sau đó mới cộng thêm 1 tỉ dân Trung Quốc với 2 sàn TMĐT Taobao và 1688) mới đúng. Quy mô thị trường của Alibaba không phải lớn hơn 10 lần Việt Nam, mà là hàng chục lần.

Thứ hai, Alibaba làm được như vậy là nhờ bản thân Trung Quốc giai đoạn đó là công xưởng của thế giới. Đây là nơi tập trung sản xuất mọi loại hàng hóa, có giá thành cạnh tranh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.

Trong khi đó, năng lực sản xuất của Việt Nam không hề mạnh. Các DN Việt Nam cũng đã thấy điều này khi gần như không mở ra sàn thương mại điện tử B2B nào mà chủ yếu là B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người dùng đầu cuối) và C2C (người dùng bán hàng cho nhau).

Tuy nhiên, thiếu đi năng lực sản xuất đồng nghĩa với việc mất đi khả năng cạnh tranh. Lướt qua tất cả các trang thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy gần như tất cả các sản phẩm đều không phải là DN Việt Nam sản xuất, chủ yếu là hàng Trung Quốc.

Việc không tự sản xuất được khiến các trang TMĐT trong nước lúc nào cũng gặp tình trạng không thể cạnh tranh về giá, chấp nhận lỗ để bù giá và cuối cùng là toàn bán hàng Trung Quốc.

Đáng buồn hơn, lý do này không phải là điều các trang TMĐT trong nước có thể khắc phục được, trừ khi Việt Nam bùng nổ trở thành một “công xưởng thế giới” như Trung Quốc cách đây 1 thập kỷ.

Rõ ràng, nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, TMĐT của Việt Nam đã bị thiếu hụt lớn.

Giả sử các DN thương mại điện tử Việt Nam đều tiên liệu điều này và đều là người lạc quan, thì người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được mình sẽ trở thành Alibaba của Việt Nam như thế nào.

Đơn giản bởi nhìn đầy đủ mô hình hoạt động của Alibaba, người ta thấy đó không chỉ là một mô hình thương mại điện tử đơn thuần.

Jack Ma “cáo già” hơn chúng ta tưởng. Thay vì tập trung kiếm tiền trên thương mại điện tử, Jack Ma đa dạng hóa nguồn thu của mình thông qua nhiều mảng khác nhau.

Chẳng hạn, bạn sẽ không bao giờ tìm kiếm được sản phẩm gì trên Alibaba bằng việc tra cứu trên Google hay Baidu (mạng tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc). Bạn chỉ có thể tìm được hàng hóa mình khi tìm kiêm nó trên các trang của Alibaba.

Nghĩa là, Alibaba chỉ cho phép người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm của riêng mình, mọi công cụ tìm kiếm khác đều bị chặn. Tất nhiên, việc độc quyền công cụ tìm kiếm giúp Alibaba thu được nguồn lợi lớn từ việc bán vị trí, ưu tiên kết quả tìm kiếm,…

Đây không phải là thương mại điện tử, mà là mô hình kinh doanh của … Google.

Và Alibaba còn có điện toán đám mây. Hiện tại, mảng điện toán đám mây của Alibaba – Aliyun là nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất Trung Quốc với 23% thị phần trong nước.

Nếu bạn nghi ngờ khả năng thành công của điện toán đám mây, hãy nhìn sang một ông lớn khác của lĩnh vực TMĐT là Amazon. Thực tế cả chục năm nay, Amazon làm TMĐT chưa bao giờ có lãi, lãi lớn nhất của Amazon hiện tại đến từ dịch vụ đám mây AWS của hãng.

Đấy là chưa kể Jack Ma còn mở rộng Alibaba ra hàng tá những công cụ khác như tiếp thị liên kết, thanh toán điện tử,… và cuối cùng, không thể không nhắc tới là sự “chống lưng” của Chính phủ Trung Quốc phía sau.

Có thể thấy, nếu chỉ coi Alibaba là hình mẫu của mô hình TMĐT, chúng ta đã hiểu thiếu đi khá nhiều. Alibaba là một công ty công nghệ tập trung nhiều loại mô hình, trong đó TMĐT chỉ là một phần của bộ máy.

Nhìn theo góc độ này, liệu chúng ta còn dám hy vọng vào một “Alibaba của Việt Nam”?

Trang Lam

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khoá : Alibaba, Nam

TIN LIÊN QUAN

Reuters: Trung Quốc đề nghị Alibaba và Tencent không chặn dịch vụ của nhau

Tờ 21st Centure Business Herald của Trung Quốc cho biết bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã có một cuộc họp với các công ty công nghệ lớn (bao gồm Alibaba, Tencent, ByteDance, Baidu…

Alibaba sắp ra mắt chiếc xe hơi đầu tiên, thêm 1 bước hiện thực hóa tham vọng bá chủ thể giới?

Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba đang chuẩn bị cho ra mắt dòng xe ô tô thông minh kết nối Internet vào tháng 4/2016 tại triển lãm xe hơi Bắc Kinh tới đây.

Thương mại điện tử đặt mục tiêu 10 tỷ đôla vào năm 2020

Những người nam hoặc nữ độc thân, không gặp vấn đề về sức khỏe, muốn trở thành bố mẹ nhưng không có con sẽ bị xếp vào nhóm ' vô sinh '. Đó chính là cách định nghĩa hoàn toàn mới...

Ưu đãi công nghệ cao – bài học từ mô hình Thâm Quyến

Thâm Quyến đang nổi lên như một “thiên đường” dành cho các công ty cũng như cá nhân trong ngành công nghệ cao của Trung Quốc. Ưu đãi đầu tư, hạ tầng hiện đại cùng những chính sách phát triển đặc thù đã biến Thâm Quyến thành nơi hấp dẫn nhất về khởi

Người tiêu dùng còn 'mơ hồ' về thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với các nước phát triển trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, loại hình kinh doanh vẫn còn khá mới mẻ và chỉ mới nở...

Alibaba chi 266 triệu đôla Mỹ để mua về South China Morning Post

Có vẻ như Alibaba đang muốn khơi mào cho làn sóng M&A cuối năm 2015 bằng việc “chi đậm” cho South China Morning Post (SCMP) – tờ báo Anh ngữ uy tín hàng đầu của Hong Kong.

THỦ THUẬT HAY

1000 tên cho bé gái hay đẹp, DIỆU ANH, PHI YẾN, MINH CHÂU, NGỌC DIỆP

Đặt tên cho con là một trong số những niềm hạnh phúc lớn nhất của các bậc cha mẹ. Khi bạn sinh con bạn có thể đặt theo sở thích của mình cũng như mong muốn của ông bà để đặt cho bé nhà mình cái tên ý nghĩa cũng như hay

Cách trị màn hình ám vàng của iPhone, iPad với iOS 10

Trên iOS 10, Apple đã tích hợp thêm một tính năng hết sức thú vị nhằm giải quyết triệt để tình trạng ám vàng, ám xanh màn hình iPhone, iPad.

Thêm âm thanh rung trên các phím bấm vật lý của iPhone / iPad

Về cơ bản, Cabello sẽ giúp các phím bấm vật lý trên iPhone / iPad phát ra âm thanh thông báo hoặc rung nhẹ khi được sử dụng, nhằm mang lại khả năng phản hồi xúc giác tốt hơn giữa người dùng và thiết bị của mình, đặc

Driver tai nghe là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng âm thanh?

Nếu bạn là một người dùng phổ thông, đang tìm kiếm cho mình một chiếc tai nghe chất lượng, phù hợp, chắc hẳn bạn sẽ thấy vô cùng bỡ ngỡ trước sự phong phú về thương hiệu và phong cách thiết kế khác nhau của các dòng

Quay video chơi game trên máy tính bằng ShadowPlay

Shadow Play sẽ là một trợ thủ tuyệt với giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc chơi game đáng nhớ.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Asus ZenBook Flip S: Ultrabook cao cấp với màn hình 4K OLED, Core i7 gen 11, giá 40 triệu

Asus ZenBook S là dòng sản phẩm UltraBook cao cấp nhất của Asus ra mắt trong năm nay. Ngoài thiết kế cao cấp, hoàn thiện ấn tượng hay cấu hình CPU Core i Thế hệ 11 mới nhất thì việc được trang bị màn hình OLED chất

Review OPPO Find N2 Flip: Thiết kế độc đáo, tính năng ấn tượng, nên mua hay không?

OPPO Find N2 Flip mới vừa được ra mắt tại Việt Nam và gây ấn tượng mạnh với người dùng nhờ vào thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, màn hình phụ lớn và phần cứng thú vị. Máy được tích hợp giải pháp màn hình gập hoàn chỉnh

Trải nghiệm Macbook Air 2018: Thiết kế và màn hình xuất sắc, pin tốt, hiệu năng đủ cho văn phòng

Macbook Air 2018 có thể nói là chiếc Macbook thuộc dòng Air được mong chờ nhất từ trước đến nay với nhiều thay đổi từ thiết kế, màn hình cho đến hiệu năng. Dưới đây là một số trải nghiệm và đánh giá nhanh về sản phẩm.