Lần đầu tiên tạo thành công tính siêu dẫn cho vật liệu thường

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành vật lý, các nhà khoa học đã tạo được tính siêu dẫn (khả năng dẫn điện với điện trở bằng 0) cho một vật liệu thông thường. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm hướng đến việc chế tạo ra các vật liệu siêu dẫn có hiệu suất cao với chi phí thấp hơn.


Kỹ thuật này minh họa cho một lý thuyết đã được đề cập đến từ những năm 70, nhưng đến nay vẫn chưa được chứng minh. Điều này có thể mở đường cho việc chế tạo các vật liệu siêu dẫn hiện nay, ví dụ như vật liệu dùng trong máy chụp MRI hoặc tàu điện từ (maglev) với giá thành rẻ, có hiệu suất cao ở nhiệt độ cao hơn.


'Tính siêu dẫn được ứng dụng rất nhiều, phổ biến nhất là trong máy chụp cộng hưởng từ MRI', giáo sư Paul C. W. Chu dẫn đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Houston cho biết.


Nếu được ứng dụng thương mại, vật liệu siêu dẫn có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho rất nhiều ngành công nghiệp khác. Không chỉ sử dụng trong xây dựng các hệ thống giao thông siêu tốc, giảm ma sát tối đa như hệ thống tàu Hyperloop, chất siêu dẫn còn giúp tăng hiệu suất cho các lưới điện.


Hiện tại, đường dây tải điện từ nơi sản xuất đến các hộ gia đình thường gây thất thoát đến 10% điện năng. Nhưng vật liệu siêu dẫn hầu như không làm thất thoát điện, nhờ đó, các công ty điện lực sẽ không cần sản xuất điện nhiều hơn để bù đắp hao phí.


Một trong những trở ngại trong việc ứng dụng rộng rãi tính siêu dẫn chính là vật liệu siêu dẫn cần được làm lạnh xuống âm 269,1 độ C mới có khả năng dẫn điện với điện trở bằng 0. Quá trình này vô cùng tốn kém, cả về tiền bạc lẫn năng lượng.




Vật liệu siêu dẫn lơ lửng trên không do hiệu ứng Meissner (Ảnh: Mai-Linh Doan/Wikimedia Commons).

Thậm chí cả những chất siêu dẫn tốt nhất hiện đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm vẫn chưa biểu lộ được tính siêu dẫn ở nhiệt độ cao hơn âm 70 độ C. Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu trong việc tăng nhiệt độ tới hạn (Tcs), tức là nhiệt độ cao nhất để một vật liệu biểu lộ tính siêu dẫn, gần bằng với nhiệt độ phòng.


Hàng chục năm qua, các nhà khoa học vẫn cho rằng cách tối ưu để tăng nhiệt độ tới hạn của chất siêu dẫn là tạo tính siêu dẫn cho vật liệu không có tính chất này. Điều này có nghĩa là nếu các nhà khoa học có thể tìm ra cách biến vật liệu thông thường thành vật liệu siêu dẫn, họ có thể chế tạo vật liệu siêu dẫn hoạt động được ở nhiệt độ cao hơn.


Hiện tại, đội nghiên cứu của Đại học Houston đã thực hiện được bước đi đầu tiên, đó là tạo tính siêu dẫn tại nơi tiếp xúc của hai pha vật chất của vật liệu – hay còn gọi là bề mặt tiếp xúc. Họ đã làm được điều này đối với loại vật liệu không có tính siêu dẫn, có thành phần là calcium iron arsenide (CaFe2As2).


Theo các nhà nghiên cứu: 'Một phương pháp đã được đề xuất từ khá lâu để nâng nhiệt độ tới hạn là tận dụng các bề mặt tiếp xúc tự nhiên hoặc nhân tạo. Công trình hiện tại cho thấy có thể nâng nhiệt độ tới hạn cho hợp chất không có tính siêu dẫn CaFe2As2 bằng cách chồng nhiều lớp phản sắt từ hoặc kim loại lên nhau. Đây cũng là bằng chứng rõ ràng nhất tính đến hiện tại cho thấy có thể nâng nhiệt độ giới hạn bằng cách tăng bề mặt tiếp xúc cho hợp chất này'.


Vậy nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này là gì? Ý tưởng cho rằng tính siêu dẫn có thể được tạo ra hoặc tăng cường ở bề mặt tiếp xúc của hai vật liệu khác nhau đã có từ những năm 70. Mặc dù nhiều đội ngũ nghiên cứu đã cố chứng minh điều này có thể xảy ra, các thí nghiệm tạo tính siêu dẫn thành công trước đó vẫn chưa loại bỏ được tác động của áp lực và sự pha tạp các chất hóa học gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.


Để chứng thực những gì đã xảy ra, các nhà nghiên cứu của Đại học Houston đã làm việc với áp suất môi trường xung quanh và sử dụng hợp chất CaFe2As2 không bị pha tạp. Họ đun nóng hợp chất đến nhiệt độ 350 độ C để thực hiện quá trình làm nguội, tức là để vật liệu tự nguội dần sau khi đã đun nóng.


Quá trình này tạo ra hai pha vật chất khác biệt bên trong hợp chất CaFe2As2 vì các thành phần của hợp chất có tốc độ nguội khác nhau. Trong khi không có pha nào bị biểu lộ tính siêu dẫn, đội nghiên cứu lại phát hiện tính siêu dẫn ở nơi tiếp xúc của hai pha – điều này chứng minh lý thuyết về bề mặt tiếp xúc là có thật.


Hợp chất CaFe2As2 đạt được tính siêu dẫn ở nhiệt độ âm 248,15 độ C, vì thế cũng chưa mang lại được đột phá gì lớn cho ngành siêu dẫn. Tuy nhiên, quá trình tương tự cũng sẽ được thực hiện trong bước tiếp theo để tạo ra các chất siêu dẫn nhiệt độ cao ở các bề mặt tiếp xúc để mang cho hiệu suất cao hơn.


Mặc dù còn một chặng đường dài phía trước để đưa kỹ thuật này vào ứng dụng thương mại, nhưng đây là một bước đi đầy hứa hẹn nhằm hướng đến việc phát triển vật liệu siêu dẫn rẻ hơn và có hiệu quả cao hơn trong tương lai.


Nghiên cứu này vừa được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.


Cập nhật: 06/11/2016
Theo khampha

TIN LIÊN QUAN

Phát hiện đặc tính mới của siêu dẫn có thể thay đổi thế giới

Siêu dẫn sẽ hiện thực hóa những giấc mơ như tàu cao tốc 1.200km/h của Tesla, hay đơn giản là ván trượt bay lơ lửng của Lexus.

Ổ cứng siêu nhỏ có thể lưu trữ 700 Terabyte

Các nhà khoa học đang phát triển một giải pháp lưu trữ kỹ thuật số có thể thay thế các kho dữ liệu cồng kềnh bằng một ổ cứng siêu nhỏ.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra loại tơ siêu bền dẫn được cả điện

Khi mà ngành công nghiệp dệt tơ đi xuống, thì đây có thể là chiều hướng mới cho những con tằm được nghiên cứu và phát triển.

Chế tạo thành công Pin mặt trời siêu nhẹ

Các nhà khoa học Mỹ phát minh loại pin quang điện siêu mỏng và siêu nhẹ, có thể đặt trên đỉnh những bong bóng xà phòng mà không làm vỡ chúng.

Chế tạo thành công vật liệu kính siêu bền, nhưng lại được làm từ gỗ

Gỗ là một vật liệu bền và linh hoạt, nhưng nó có thể mục nát, bị sâu bọ ăn mòn và chắn ánh sáng. Kính cũng không khá hơn là mấy, chúng bể dễ dàng và không thể chắn nhiệt hiệu quả.

Nobel Vật lý 2016 và bí ẩn về các vật chất lạ

Bộ ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2016 đã sử dụng phương pháp hình học tô pô (topology), một nhánh của toán học, để giải thích những trạng thái kỳ lạ của của vật chất như siêu dẫn và siêu lỏng ở nhiệt độ thấp.

UCLA phát triển thành công siêu tụ điện lấy năng lượng từ cơ thể để vận hành thiết bị cấy ghép

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học California, Los Angeles (UCLA) và đại học Connecticut đã vừa tạo ra một thiết bị lưu trữ năng lượng mới có thể lấy và lưu điện năng từ cơ thể người. Thiết bị này có thể gọi là một siêu tụ điện sinh học hay

Loại thép mới cứng gấp 62 lần inox

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát triển một loại thép siêu cứng có thể che chắn vệ tinh trước thiên thạch hoặc khoan qua những lớp đá chắc chắn nhất.

THỦ THUẬT HAY

Cách chụp ảnh cận cảnh(Macro Photography)trên iPhone 13 Pro

Cách chụp ảnh và quay video cận cảnh (Macro Photography) trên iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max, giúp các bạn có thêm nhiều hình ảnh vô cùng thú vị với nhiều góc quay mới lạ...

Tìm hiểu chi tiết Folder: ‘’bức tường lửa’’ bảo mật dữ liệu

Đầu tiên Secure Folder là trình bảo mật mặc định được Samsung tích hợp vào một số smartphone mới ra mắt (Galaxy S8/ Galaxy Note 8/ Galaxy J7 Plus,..).

Cách tìm mật khẩu facebook đang dùng trên Chrome

Trước khi nghĩ đến chuyện lấy lại mật khẩu Facebook thì hãy kiểm tra xem trên trình duyệt Google Chrome có lưu lại mật khẩu Facebook của bạn không trước nhé. Ví có một tính năng giúp bạn tìm mật khẩu Facebook trên

Tiện ích Password Alert giúp bảo vệ tài khoản Google của bạn

Password Alert là trình cài đặt nhanh từ cửa hàng Chrome trực tuyến.

Ba cách tải audio trên Google Translate

Thường chúng ta chỉ cần tới Google Dịch khi muốn dịch một vài từ hoặc đoạn văn ngắn, nhưng ít ai biết rằng, chính tính năng phát âm, đọc mẫu mới là ưu điểm lớn nhất của Google Translate. Bởi đó là giọng chuẩn, giúp

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Xiaomi Redmi K30S: Màn 144Hz, Snapdragon 865, 3 camera 64MP, pin 5000mAh, giá từ 9 triệu

Xiaomi Redmi K30S có hầu hết mọi thứ của Mi 10T cao cấp như màn hình tốc độ làm tươi cao, chip Qualcomm hàng đầu, pin lớn và khả năng sạc siêu nhanh.

Trải nghiệm trực tiếp iPhone XS Max sau 10 ngày sử dụng

Dưới đây là trải nghiệm khi sử dụng iPhone XS Max. Bài viết được so sánh trực tiếp chiếc điện thoại Note 9 cùng phân khúc. Nào hãy cùng TCN tìm hiểu chiếc iPhone XS Max có những tính năng nổi trội nào nhé !

Vsmart Active 1+ đối đầu Realme 2 Pro: Cùng mức giá, cùng cấu hình đâu là lựa chọn tốt hơn

Vsmart Active 1+ và Realme 2 là hai sản phẩm đáng quan tâm trong tầm giá 6,3 triệu đồng với cấu hình nổi bật và nhiều yếu tố hấp dẫn.