Hệ thống hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ ở Quảng Nam

Đây là một trong những kết quả rất ý nghĩa, mang tính thực tiễn cao của đề tài nghiên cứu tiềm năng do nhóm nghiên cứu liên ngành Trường Đại học Nông lâm TP.HCM thực hiện.


Xuất phát từ thực tiễn

Quảng Nam là tỉnh hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, trong đó bão, lũ được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện. Đặc biệt trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và áp lực phát triển kinh tế - xã hội, tình hình lũ lụt tại đây diễn biến ngày càng bất thường, gây thiệt hại nặng nề về người và của, tàn phá môi trường, môi sinh. Tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã thực hiện nhiều biện pháp công trình, phi công trình nhằm giảm nhẹ thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng và cũng đã có hiệu quả nhất định, nhưng vẫn thiếu một chiến lược dài hơi.

Vấn đề lũ lụt ở tỉnh Quảng Nam có liên quan đến dòng chảy trên lưu vực sông Vu Gia. Đây là lưu vực nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích gần 5.290km2, có tiềm năng phát triển đa dạng, phong phú. Trong những năm qua, lưu vực này liên tiếp xảy ra nhiều trận lũ quét, lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Về giải pháp phòng chống lũ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phương pháp dùng mô hình thủy văn, thủy lực đang dần thay thế các phương pháp thống kê và thực nghiệm. Trong số các mô hình thủy văn, thủy lực, mô hình phân phối dựa trên vật lý thường được dùng để dự báo lũ, tính toán mưa – dòng chảy và mô tả sự biến thiên về không gian – thời gian tác động của con người đến các quá trình thủy văn.

SWAT là mô hình thủy văn phân phối được thiết kế để dự báo những ảnh hưởng của thực hành quản lý sử dụng đất đến nước, sự bồi lắng, lượng hóa chất sinh ra từ hoạt động nông nghiệp trên những lưu vực rộng lớn, phức tạp trong khoảng thời gian dài. Một trong những mô-đun chính của mô hình này là mô phỏng dòng chảy từ mưa và các đặc trưng vật lý trên lưu vực. Kết quả mô phỏng dòng chảy từ SWAT có thể hỗ trợ cho cảnh báo lũ trên lưu vực sông. Bên cạnh đó, mô hình tích hợp được các dữ liệu GIS, nhờ đó giúp nâng cao độ chính xác của kết quả mô phỏng. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành công mô hình này trong cảnh báo lũ như Wang X.et al (2003), Mohammad K.A (2006), Malutta S. and Kobiyama M (2011),…

Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu – Trường Đại học Nông lâm TP. HCM phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu vùng Đông Nam Á và Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nghiên cứu sơ bộ về việc ứng dụng mô hình SWAT trong đánh giá ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến lưu vực sông Vu Gia. Đây được xem là tiền đề cho việc tiến hành những nghiên cứu tiếp trên lưu vực này.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tiếp nối nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu liên ngành đã thực hiện đề tài 'Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam' với mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo lũ sử dụng các thông tin trực tuyến thông qua việc ứng dụng GIS, công nghệ thông tin truyền thông và mô hình SWAT. Cụ thể, xác định vùng có nguy cơ xảy ra lũ, đỉnh lũ thông qua mô hình SWAT; cung cấp website trực tuyến về tình trạng lũ, hỗ trợ giao diện điện thoại di động; hỗ trợ cộng đồng vùng nguy cơ bằng tin nhắn SMS.

Hệ thống hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ ở Quảng Nam

Tổng quát hoá hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ lưu vực sông Vu Gia


Thông tin cảnh báo lũ nhanh hơn nhờ mạng internet

PGS.TS Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho biết, sau một năm thực hiện, nhóm nghiên cứu đã lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lưu vực sông Vu Gia; đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của lũ đến người dân; ứng dụng SWAT đánh giá ảnh hưởng thay đổi sử dụng đất đến lưu lượng dòng chảy.

Việc lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho công tác điều tra kinh tế - xã hội cũng như lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ trên lưu vực. Bản đồ đã được xây dựng từ việc chồng lớp bản đồ các yếu tố độ dốc, lượng mưa, thực phủ, thổ nhưỡng, mật độ lưới sông, xã hội theo phương trình tính toán hệ số phân vùng nguy cơ lũ lụt. Kết quả phân vùng nguy cơ lũ cho thấy vùng có nguy cơ lũ lụt cao chiếm 23,40% diện tích lưu vực. Trên cơ sở đó, các vùng được xác định có nguy cơ lũ lụt cao gồm các xã Đại Đồng, Đại Hồng, Đại Hưng, Đại Lãnh, Đại Sơn thuộc huyện Đại Lộc.

Dựa trên kết quả phân vùng nguy cơ lũ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của lũ đến người dân bằng phương pháp PRA tại các xã nói trên. Kết quả cho thấy, huyện Đại Lộc là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia. Do đó, bên cạnh biện pháp phòng chống lũ, việc xây dựng, triển khai hệ thống cảnh báo lũ tại vùng hạ lưu sông Vu Gia rất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao. Khoảng thời gian cảnh báo trước lũ theo ý kiến số đông người dân được phỏng vấn nên được thiết lập từ 1 giờ trở lên thông qua hệ thống loa phát địa phương, tin nhắn SMS, đài truyền hình. Tuy nhiên, nếu chọn giải pháp cảnh báo lũ qua tin nhắn SMS, cần thiết phải tiến hành tập huấn cho người dân trước khi triển khai.

Đề tài cũng đã tiến hành đánh giá định lượng ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến dòng chảy, đánh giá ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất đến dòng chảy lưu vực,... Kết quả mô phỏng dòng chảy giai đoạn 1990 – 2010 dựa theo hai kịch bản sử dụng đất năm 2005 và 2010 thông qua mô hình SWAT cho thấy, thay đổi sử dụng đất đã ảnh hưởng đến các thành phần cân bằng nước trên lưu vực sông Vu Gia. Nguyên nhân gây ra sự thay đổi dòng chảy có thể do việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng cùng hoạt động bảo vệ, phát triển rừng. Với phạm vi phân bố rộng (tỉ lệ che phủ rừng 83%), tầng đất sâu, hệ thống rễ chằng chịt, tán cây lớn, khả năng thấm hút cao, đất lâm nghiệp giữ vai trò điều tiết nước quan trọng trên lưu vực, khiến dòng chảy ngầm dòng chảy trễ tăng. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một phần diện tích rừng đã chuyển sang đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng (khu công nghiệp, công trình thủy điện,…), tạo nên sự gia tăng dòng chảy mặt, lượng nước trong kênh.

Giao diện trang web cảnh báo lũ trực tuyến

Đặc biệt, đề tài đã xây dựng hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến cho lưu vực sông Vu Gia. Toàn bộ quy trình vận hành của hệ thống từ thu thập dữ liệu KTTV, truyền dữ liệu, cập nhật vào cơ sở dữ liệu, xử lý theo định dạng SWAT, chạy mô hình SWAT, hiển thị kết quả đầu ra (mực nước, lưu lượng dòng chảy) lên website đến cảnh báo lũ lụt qua tin nhắn SMS đều được tự động hóa. Tất cả dữ liệu KTTV thu thập từ các trạm đo cùng với kết quả mô phỏng dòng chảy trong SWAT cứ 30 phút lại được hiển thị, cập nhật lên website nhằm cung cấp thông tin liên tục về diễn biến KTTV trên lưu vực sông Vu Gia đến nhà quản lý cũng như người dân.

Mặc dù đã có những kết quả mang tính khả thi cao, song đây chỉ mới là nghiên cứu bước đầu về xây dựng hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến cho lưu vực sông Vu Gia. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn được hỗ trợ tiếp kinh phí nhằm cố định các trạm khí tượng, thủy văn cũng như tăng cường mật độ các trạm khí tượng (vì địa hình của lưu vực rất phức tạp) và hoàn thiện hệ thống để chuyển giao cho địa phương, PGS.TS Nguyễn Kim Lợi chia sẻ.

Nguyễn Hạnh

TIN LIÊN QUAN

Phát hiện hàng loạt chuẩn tinh tỏa hào quang trong vũ trụ

Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ phát hiện 19 chuẩn tinh có quầng hào quang bao quanh, trái với dự đoán trong các mô hình trước đây.

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Do ảnh hưởng của bão số 4, trong đêm qua và sáng sớm nay trên khu vực các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm

Phương pháp quang hợp giúp ngành nông nghiệp phát triển

Phương pháp quang hợp mới được phát hiện giúp lúa mì phát triển nhanh và thích nghi tốt hơn với các kiểu khí hậu như nóng và khô.

Cơn bão số 7 có thể vào Quảng Ninh - Hải Phòng

Hồi 07 giờ ngày 18/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 470km về phía Đông Nam.

Hà Nội chi 45 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh trên CNN

Chiều 22/12, UBND TP Hà Nội chính thức ký kết hợp tác tuyên truyền quảng bá với CNN (Mỹ) trong hai năm 2017 và 2018, có tổng chi phí 2 triệu USD (khoảng 45 tỷ đồng).

Tin nhanh - Cuộc chiến của các nhà xuất bản và công cụ chặn quảng cáo

Khi Apple tuyên bố cho phép đưa các ứng dụng chặn quảng cáo lên iOS vào tháng 9 vừa qua, công ty có trị giá lớn nhất thế giới đã đổ thêm dầu vào cuộc chiến nảy lửa đã kéo dài hàng năm trời trong...

Sáng 23/4 cáp quang biển AAG lại bị đứt, Internet Việt Nam đi quốc tế bị chậm

Theo Công ty Viễn thông quốc tế VNPT-I vừa cho biết, vào lúc 5h45 ngày 23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt song VNPT-I vẫn chưa xác định chính xác điểm đứt, chỉ phát hiện có sự cố sụt nguồn.

Biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực

Biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực là mơ ước của nhiều người, bao gồm cả các doanh nhân. Trên thực tế, không gì có thể đảm bảo cho bạn một thành công chắc chắn, nhưng nghiên...

THỦ THUẬT HAY

Giải mã cách thức hoạt động mạng xã hội mua sắm Spark của Amazon

Amzon luôn muốn bạn mua sắm nhiều hơn và vì lý do đó Amazon đã ra mắt Spark - mạng xã hội mua sắm theo phong cách Instagram, xuất hiện bên trong các ứng dụng Amazon để trưng bày sản phẩm. Hãy cùng khám phá cách thức

Bật máy tính từ xa: Cài đặt máy tính của bạn để sử dụng tính năng Wake-On-LAN.

Bạn có nhiều máy tính tại nhà, tất cả đều kết nối với cùng một mạng? Giả sử bạn muốn truy cập vào một máy tính đang tắt, nhưng không muốn mất công phải đi đến nó chỉ để bật nó lên. Cài đặt Wake-on-LAN là hoàn hảo cho

SnowBoard: Tinh chỉnh quản lý theme giống WinterBoard dành cho iOS 11

Đây là một tinh chỉnh mới được phát triển bởi SparkDev và Dennis D. Bednarz, hai thành viên tích cực trong cộng đồng jailbreak. Về cơ bản, SnowBoard kế thừa phần lớn từ WinterBoard (chỉ hỗ trợ iOS 8 - 10) cho phép

Hướng dẫn diệt mã độc tống tiền trên máy tính

Hướng dẫn diệt mã độc nguy hiểm CTB-Locker chuyên tống tiền máy tính người dùng tại Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh khả năng chơi game của Huawei Y9 với Liên quân và PUBG

Chắc chắn Liên quân sẽ luôn luôn chơi mượt mà với các dòng máy tầm trung. Huawei Y9 có khả năng gánh được rất tốt tựa game này. Trong quá trình chơi, mình cũng không thấy có hiện tượng giật, lag hay sụt giảm khung

Đánh giá camera trước Galaxy J7+: ảnh tự sướng khá đẹp mắt trong cả điều kiện thiếu sáng

Không chỉ nổi bật với cụm camera kép phía sau hỗ trợ tính năng chụp ảnh xoá phông giống như đàn anh cao cấp Note 8, Galaxy J7+ còn sở hữu chiếc camera trước 16 MP cho chất lượng ảnh tự sướng khá đẹp mắt và đặc biệt là

Trên tay Xiaomi Redmi Note 11 Pro: Giá hơn 5 triệu với thiết kế độc đáo, chip Dimensity 920 và camera 108MP

Ngày 28/10 vừa qua, Xiaomi đã trình làng dòng sản phẩm Xiaomi Redmi Note 11 Pro với thiết kế bắt mắt và mới lạ, để lại ấn tượng mạnh mẽ cho giới công nghệ. Sau đây, bạn hãy cùng mình trên tay Xiaomi Redmi Note 11 Pro