Hành tinh có gió giật 8.700km/h và khí quyển 3.000 độ C

Nghiên cứu của các nhà thiên văn học Thụy Sĩ chỉ ra ngoại hành tinh HD 189733 b có thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ.


Các nhà nghiên cứu ở Đại học Geneva và Bern, Thụy Sĩ, tính toán những cơn gió trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời HD 189733 b có tốc độ lên tới 8.700 km/h, gấp 7 lần vận tốc âm thanh, New Zealand Herald hôm nay đưa tin. Tuy nhiên, điều kiện này chưa đủ khắc nghiệt nếu so sánh với cơn mưa thủy tinh trên hành tinh, được so sánh với 'hàng nghìn nhát cắt chết người'.


'Thế giới ác mộng ở HD 189733 b chính là tử thần mà bạn chưa từng bắt gặp. Khi nhìn từ xa, hành tinh có màu xanh tươi sáng, rất dễ nhầm với bầu trời hiền hòa của Trái Đất. Nhưng thời tiết ở đây quả là chết người', Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận xét.


Màu xanh dương của hành tinh không phải kết quả phản chiếu từ đại dương như trên Trái Đất mà do bầu khí quyển hành tinh bao gồm những đám mây xen lẫn hạt sillicat.




Bầu khí quyển hành tinh HD 189733 b có nhiệt độ lên tới 3.000 độ C. (Ảnh: NASA/ESA).

HD 189733b là một hành tinh khí khổng lồ lớn hơn sao Mộc ở cách Trái Đất 63 năm ánh sáng. Hành tinh nằm trong chòm sao Vulpecula, còn gọi là 'cáo nhỏ'. HD 189733b quay quanh ngôi sao mẹ ở khoảng cách gần hơn 13 lần so với khoảng cách từ sao Thủy đến Mặt Trời và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,2 ngày.


Theo tiến sĩ Kevin Heng, người đứng đầu nghiên cứu, phát hiện rất quan trọng bởi kết quả dựa trên quan sát từ một kính viễn vọng nhỏ trên mặt đất với đường kính 3,6m ở Đài quan sát Nam châu Âu (ESO) ở La Silla, Chile, nhưng các phép đo có chất lượng không thua kém kính viễn vọng không gian Hubble.


Kỹ thuật nhóm nghiên cứu của Heng sử dụng là đo tín hiệu natri từ những hành tinh xa xôi. Khi một hành tinh đi qua phía trước ngôi sao mẹ, cường độ tín hiệu này sẽ thay đổi. Tùy theo độ mạnh yếu của tín hiệu, các nhà thiên văn có thể tính toán độ nóng trên hành tinh.


Do tín hiệu phát ra từ nhiều độ cao khác nhau, nhóm nghiên cứu có thể đo cả khác biệt nhiệt độ dọc theo bầu khí quyển. Ở gần mặt đất, nhiệt độ của hành tinh giảm từ 3.000 xuống 1.700 độ C.


Để đo sức gió, họ dựa vào thay đổi trong tín hiệu natri truyền đến Trái Đất. Những thay đổi này chỉ ra gió trên hành tinh di chuyển theo vòng tuần hoàn với tốc độ siêu nhanh. Phép đo từ kính viễn vọng không gian Hubble cũng cho kết quả tương tự.


Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển mở ra cơ hội tìm hiểu về bầu khí quyển của những ngoại hành tinh xa xôi mà không cần sử dụng đài thiên văn đồ sộ hoặc kính viễn vọng không gian.


Cập nhật: 02/11/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị NASA gửi bao cao su cho người ngoài hành tinh

Một tổ chức từ thiện của Thụy Điển đề nghị NASA cân nhắc đưa bao cao su vào không gian để người ngoài hành tinh có thể sử dụng khi đến Trái Đất.

Đại học Cambridge công bố dấu hiệu mới về sự sống ngoài trái đất

Nghiên cứu mới khẳng định những hành tinh đại dương có khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt trời có thể là nơi tiềm năng cho phát triển sự sống ngoài Trái đất.

Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

Các nhà khoa học cho rằng cuối cùng cũng sẽ đến một ngày Trái đất bị Mặt trời hủy diệt.

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế

Thực tế đã chứng minh rằng có rất nhiều điều mà mọi người đang lầm tưởng về vũ trụ. Dưới đây là 6 giai thoại phổ biến nhất về vũ trụ khác xa so với thực tế sẽ khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng.

Khám phá bí mật về sự hình thành sao Thủy

Mặc dù biết các hành tinh quay xung quanh những ngôi sao trong thiên hà, nhưng vấn đề chúng được hình thành như thế nào vẫn còn là một đề tài tranh luận.

Ánh sáng mặt trời trên 7 hành tinh khác trông như thế nào?

Ánh sáng mặt trời chiếu sáng trên các hành tinh khác khác với Trái đất như thế nào? Hãy tham khảo những hình ảnh minh họa của Ron Miller nhé.

Hành tinh thứ 9 có thể gây thảm họa cho hệ Mặt Trời

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra nếu thực sự tồn tại, hành tinh thứ 9 có thể gây ra sự hỗn loạn kinh hoàng cho Thái Dương Hệ một khi Mặt Trời chết đi.

Hồ thủy điện thải một tỷ tấn CO2 vào khí quyển mỗi năm

Các đập và hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện là nguồn phát thải khổng lồ khí gây hiệu ứng nhà kính.

THỦ THUẬT HAY

BookBlock: A Content Flip Plugin

Một plugin jQuery mà sẽ tạo ra một thành phần giống như cuốn sách nhỏ cho phép bạn điều hướng thông qua các mục của nó bằng cách đảo các trang với hiệu ứng (BookBlock: A Content Flip Plugin )

“Gã khổng lồ” Binance trong nỗ lực xin cấp giấy phép tại Singapore

Sàn giao dịch tiền mã hóa Binance tại Singapore đang nỗ lực thay đổi và “khoác” lên chiếc áo mới cho mảng kinh doanh khách hàng doanh nghiệp của Singapore kể từ cuối tháng 11/2022. Sàn giao dịch này sẽ chuyển đổi từ

Xử lý như thế nào khi iCloud báo đầy bộ nhớ?

iCloud là dịch vụ lưu trữ trực tuyến được Apple cung cấp nhằm đồng bộ và sao lưu dữ liệu. Và một lúc nào đó, bạn sẽ bắt gặp thông báo bộ nhớ...

Hướng dẫn cách tắt tự động đồng bộ hóa iPhone/iPad với iTunes

Nếu người dùng thường kết nối iPhone/iPad với máy tính chỉ để sạc pin thì việc tắt chế độ tự động đồng bộ là điều nên làm

Mời tải và dùng thử gói icon của Galaxy S8: Tối giản hoá mọi thứ

Galaxy S8 gần đây đã bị rò rỉ rất nhiều, từ hình ảnh, cho đến cả video khi đang hoạt động. Mới đây nhất, giao diện launcher và bộ icon của siêu phẩm này cũng đã xuất hiện trên mạng, không những thế, các nhà phát triển

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Samsung Galaxy Watch4 và Watch4 Classic

Bộ đôi Galaxy Watch4 và Watch4 Classic vừa được Samsung trình làng vào giữa tháng 8 vừa qua. Đây cũng là hai smartwatch thế hệ mới nhất của hãng. Vậy giữa hai thiết bị này có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi so sánh