5 ngộ nhận chết người về bệnh sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, nếu vô tình uống aspirin, tình trạng chảy máu ở người bệnh sẽ trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày nguy hiểm đến tính mạng.​


Sốt xuất huyết có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng phác đồ song người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong nếu chủ quan tin vào những điều dưới đây:


1. Mắc bệnh một lần sẽ miễn dịch suốt đời


Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên. Hiện lưu hành 4 tuýp virus sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.


Cụ thể, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại.


Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus Dengue còn lại.




Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa. (Ảnh: Minh Hoàng).

2. Giảm sốt là hết bệnh


Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.


Ths Cấp khuyến cáo, từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước. Nhiều người thường cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể gặp biến chứng nặng.


Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không.


Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.


Biến chứng thứ 2 là xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da... Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.


Chuyên gia lưu ý, tất cả các bệnh viện địa phương đều có khả năng làm được điều trên, không nhất thiết phải đến tuyến trung ương, mất thời gian, gây nguy hiểm cho bệnh nhân đồng thời quá tải cho bệnh viện. Chỉ trong những trường hợp bệnh nhân bị sốc, suy tạng, y tế tuyến cơ sở sẽ hồi sức ban đầu và cho chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trung ương bằng xe cứu thương.


3. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ lây bệnh


Theo bác sĩ Cấp, sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.


4. Uống thuốc Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết




Cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn.

Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt, đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng, trong đó có 2 loại là aspirin và Ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.


Bác sĩ Cấp giải thích, bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen. Trong khi đó, thuốc aspirin và Ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.


5. Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện ở những nơi ao tù, nước đọng


Mọi người hay nhầm tưởng chỉ những nơi cống rãnh, mất vệ sinh, ao tù là địa điểm sinh sôi, cư trú của muỗi vằn. Thực tế, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay trong chính ngôi nhà chúng ta ở như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng...


Vì vậy, cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn. Trên các nhà cao tầng cũng có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Vì vây, khi phun hóa chất diệt muỗi, cần phun ở tất cả các tầng trong nhà, nhằm diệt hết được đàn muỗi, tránh tình trạng muỗi di chuyển từ tầng dưới lên tầng trên, từ nhà này sang nhà khác.


Cập nhật: 12/08/2016
Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Cách nhận biết trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một loại bệnh dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt sốt xuất huyết nhất nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Phát hiện cách thức diệt virus Zika gây bệnh đầu nhỏ

Vi khuẩn Wolbachia vốn dùng để chống lại sốt xuất huyết được giới khoa học Brazil chứng minh có khả năng ngăn chặn muỗi lây lan virus Zika.

Chống lại bệnh sốt xuất huyết đang "rình rập"

Bệnh sốt xuất huyết đang lây lan rất nhanh, cùng tham khảo những phương pháp phòng bệnh dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika

Một số bệnh nhân nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng nhưng chuyên gia khuyên bạn cần lưu ý những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này.

Bùng phát ổ dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người đã mắc bệnh

Theo thống kê của Trung tâm y tế huyện Diễn Châu, tính đến ngày 10/10, trên địa bàn xã Diễn Thịnh ghi nhận 37 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 22 bệnh nhân khỏi bệnh.

Tại sao các ca bệnh Zika chỉ xuất hiện ở phía Nam?

Miền Nam và Tây Nguyên đang mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, nên 9 bệnh nhân Zika được phát hiện đều ở khu vực này.

10% trẻ em trên thế giới có hệ miễn dịch chống lại HIV

Sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã khiến cho cơ thể người thích nghi với virus HIV.

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Tiếp xúc trong thời gian dài với tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị và ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là giao thông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, yếu tố có thể dẫn đến các bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ.

THỦ THUẬT HAY

Chuyển tiếng Việt cho Windows 10

Khi cài đặt Windows 10 thì ngôn ngữ mặc định sẽ là tiếng Anh. Song nếu bạn muốn chuyển về tiếng Việt cho thân thiện và dễ sử dụng thì cách làm lại rất đơn giản, nếu chưa biết thì các bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn

"Trái tim rỉ máu" đe dọa thiết bị Android 4.1.1

Không chỉ website bị ảnh hưởng bởi lỗi bảo mật nguy hiểm Heartbleed đang đe dọa người dùng mạng trên toàn cầu, thiết bị Android 4.1.1 Jelly Bean cũng là nạn nhân ' Trái tim rỉ máu '. TIN NÓNG: 'Trái tim rỉ máu' chưa

Bạn gặp phải vấn đề với Wifi trên iOS 11?Đây là cách khắc phục

iOS 11 đem lại cho bạn rất nhiều tính năng mới và cải tiến, nhưng thật đáng buồn, giống như bất kỳ bản cập nhật phần mềm nào khác của iOS, nó có nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt sau

Tắt SMBv1, vô hiệu hóa SMBv1 trên Windows

SMBv1 là giao thức đã quá lỗi thời và không còn an toàn nữa. Giờ đây người dùng đã chuyển sang sử dụng phiên bản SMB3 an toàn hơn rất nhiều. Do đó những gì bạn cần làm bây giờ để bảo vệ hệ thống của mình an toàn khỏi

Cách chặn video phản cảm, không phù hợp với trẻ nhỏ trên YouTube

Thời gian gần đây, trên YouTube xuất hiện khá nhiều video chứa hình ảnh nhạy cảm, hở hang, bạo lực nhưng lại có nội dung dành cho trẻ em. Với những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như: Người nhện, Bạch tuyết, Công chúa

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá loa di động B&O BeoPlay A1: Nhỏ gọn nhưng đầy sức mạnh

ĐÁNH GIÁ CHUNG B&O BeoPlay A1 là một mẫu loa di động hiếm hoi trên thị trường hiện nay đáp...

Đánh giá camera sau OPPO F7: Phần cứng như F5, nhưng AI đã giúp cải thiện hình ảnh tốt hơn

Trái ngược với camera trước luôn nhận được sự khen ngợi của hầu hết người dùng, camera sau trên các sản phẩm OPPO chưa bao giờ được đánh giá quá cao mà chỉ ở mức vừa phải. Nhưng OPPO F7 sẽ cho bạn cái nhìn khác về chất

Asus ROG Sica thực sự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình

Asus đã thêm một con chuột chơi game mới vào dòng thiết bị ngoại vi của họ – Asus ROG Sica. Lấy cảm hứng từ lịch sử cổ đại, Asus đã đặt tên cho con chuột chơi game của mình theo tên một loại vũ khí thời xưa.