Nguồn gốc của game: The Witcher (phần 2)

Andrzej và series The Witcher đã nổi tiếng từ lâu trước khi CD Projekt tìm đến với ông. Thật ra, CD Projekt cũng không phải là studio đầu tiên muốn làm game về Geralt of Rivia. Adrian Chmielarz (được biết đến với những game như Bulletstorm, Vanishing of Ethan Carter) và studio Metropolis, một studio khác của Ba Lan đã tìm đến với Andrzej và thành công thuyết phục ông trao quyền phát triển một tựa game dựa trên bộ tiểu thuyết của mình. Nhưng chúng ta sẽ trở lại với Adrian và Metropolis sau, còn bây giờ, hãy cùng tiếp tục theo bước CD Projekt.

RED

Với quyền làm game dựa trên series The Witcher trong tay, CD Projekt muốn lập nên một studio làm game thực sự. Marcin và Michal lên kế hoạch cho CD Projekt RED vào năm 2001, bởi cả hai tin rằng thời đại của những nhà phát hành game nhỏ như CD Projekt sắp kết thúc. Những ông lớn như EA, Ubisoft, Activision sẽ sớm nhảy vào thị trường Ba Lan, và CD Projekt không thể cạnh tranh với những gã khổng lồ này. 

Nguồn gốc của game: The Witcher (phần 2)

CD Projekt chỉ là người tí hon tại Ba Lan.

CD Projekt cần một đường lui, một nguồn thu nhập mới, một tiêu điểm mới. Cả hai đều rất hiểu biết về RPG sau khi phát hành những game bom tấn như Baldur’s Gate, Torment, Fallout tại Ba Lan. Và muốn làm ra một tựa game tương tự. Hai người tin tưởng vững chắc rằng đây sẽ là con đường tuyệt vời nhất mà họ có thể chọn. Tất cả những gì họ cần làm là tìm một ai đó sẽ làm ra trò chơi, sau đó phát hành nó và gặt hái thành công.

CD Projekt RED được thành lập vào tháng 3/2002. RED không phải chỉ là màu đỏ – nó đại diện cho Łódź, một thị trấn nổi tiếng của dân lao động và là nơi đặt studio. Logo đầu tiên của họ là một nhà máy trên nền màu đỏ. 

Logo đầu tiên của CD Projekt RED

Sebastian Zieliński, một nhà phát triển giàu kinh nghiệm với game bắn súng được tuyển mộ. Dù từng thực hiện Mortyr và InterCalaris, ông chưa hề chạm tay vào một tựa RPG nào trước đây. Pawel Smyla, một artist 3D từng tham gia vào việc thực hiện tựa game The Witcher của Metropolis cũng tham gia vào dự án. Khi đó, quyền sở hữu game The Witcher vẫn nằm trong tay Metropolis, nên RED muốn thử làm một tựa game lấy bối cảnh một boardgame của Games Workshop, chẳng hạn Warhammer, Mordheim… Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, Metropolis mất quyền làm game The Witcher vì một lý do không được tiết lộ, và RED nhanh chóng đạt được thỏa thuận với tác giả Andrzej.

The Witcher 1

Cũng vào khoảng thời gian RED được thành lập, Baldur’s Gate: Dark Alliance ra đời và gây ấn tượng mạnh với game thủ nhờ góc nhìn trên cao giống Diablo, rất nhiều quái vật, trang bị, cấp bậc… RED tin rằng để tựa game Witcher của mình có thể cạnh tranh và thành công, nó không thể chỉ có quái vật, mà phải có cốt truyện hấp dẫn những “hợp đồng thuê chuyên gia” và những nhiệm vụ thật thú vị. Dĩ nhiên, việc tiêu diệt quái vật là không thể thiếu. 

Phiên bản đầu tiên của The Witcher 1

Phiên bản đầu tiên của The Witcher 1 được thiết kế dựa trên Dark Alliance, bao gồm cả phong cách đồ họa và vị trí đặt camera trên cao, bởi họ từng muốn port Dark Alliance lên PC như bạn đã biết trong bài viết trước. Thật ra, theo lời Ryszard Chojnowski, trưởng dự án Witcher giai đoạn 2003-2004, bản port này đã hoàn thiện nhưng không được tung ra bởi Interplay phá sản và CD Projekt không được trao quyền phát hành game như dự kiến ban đầu.

Kịch bản của phiên bản The Witcher 1 này được viết bởi Jacek Komuda và Maciej Jurewicz. Thật ra, toàn bộ quân số của studio này chỉ có 4 người, không tính Jacek và Maciej vì cả hai sống tại Warsaw. Bốn thành viên studio chịu trách nhiệm làm ra một tựa game dựa trên kịch bản được viết ra trong vòng tối đa một năm, và nó phải là một tựa game AAA hoàn chỉnh, phải kiếm lời, và sau đó dĩ nhiên là phần 2, phần 3, vân vân và vân vân.

Cốt truyện

Trong suốt thời gian thực hiện The Witcher 1, có khá nhiều thay đổi được thực hiện với kịch bản của game. Ban đầu, nhân vật chính của trò chơi thậm chí còn không phải là Geralt, mà là một witcher khác sống sót sau những vụ thảm sát. Geralt cũng là một nhân vật chơi được trong phiên bản này, nhưng chỉ xuất hiện trong một đoạn ngắn để game thủ điều khiển trong nhiệm vụ cứu nhân vật chính. 

Kịch bản của The Witcher 1

Tuy nhiên sau đó, một bộ phim truyền hình The Witcher dở đến mức xúc phạm người xem được tung ra khiến RED nghĩ rằng nhân vật này không phù hợp, và họ muốn theo sát nội dung của những quyển sách của Andrzej, mà không chỉnh sửa bất kỳ thứ gì. Họ nhận ra rằng Geralt là thứ mà fan của Andrzej muốn được thấy trên màn hình, chứ không phải một nhân vật thậm chí còn chẳng tồn tại trong tiểu thuyết. 

Cảnh trong phim truyền hình The Witcher chiếu hồi năm 2002.

Chưa hết, ban đầu RED còn muốn cho phép game thủ tạo một nhân vật riêng bên cạnh Geralt, rồi thêm một nữ witcher để game thủ lựa chọn thay cho Geralt. Bạn có thể thay đổi ngoại hình, đặt tên cho nhân vật,… như một tựa game RPG kinh điển, và buộc game thủ đi bắt chuột trong hầm rượu của Kaer Morhen. Như bạn đã biết, cuối cùng thì tất cả những ý tưởng này đều bị dẹp sang một bên, trừ hầm rượu của Kaer Morhen được giữ lại.

Mâu thuẫn nội bộ

Kịch bản ban đầu của The Witcher 1 là một bộ sưu tập đồ sộ của rất nhiều ý tưởng khác nhau, toàn những thứ hoành tráng, vĩ đại, chẳng hạn một thành phố dưới đáy biển. Ryszard cho biết ông rất thích kịch bản này, bởi nó chứa đầy những chi tiết quen thuộc với những câu chuyện được Andrzej viết ra trong những quyển tiểu thuyết The Witcher.

Một phần trong số chúng đã xuất hiện trong phiên bản The Witcher 1 hoàn chỉnh, nhưng đại đa số bị cắt bỏ vì nhiều lý do, chẳng hạn như giới hạn của công nghệ. Tuy nhiên, việc không ngừng thay đổi cốt truyện để phù hợp với gameplay đã khiến cả Jacek và Maciej, hai tác giả kịch bản nản lòng và rời khỏi RED không lâu sau đó. 

Nữ witcher

Những tham vọng mà CD Projekt gửi gắm vào The Witcher 1 đã biến nó từ một tựa game AAA “bốn người, một năm” ban đầu phình to thành một tựa game bất khả thi với đội ngũ ban đầu. Bốn thành viên của RED chia nhau làm việc trong hai căn phòng: Sebastian Zielinski, sếp của RED và cũng là lập trình viên duy nhất nhốt mình trong một phòng, và ba người còn lại ở phòng kia. Sebastian và hai tác giả kịch bản Jacek, Maciej ghét nhau đến mức không thèm họp chung, nên Ryszard phải làm “ống loa” truyền lời cho đôi bên. Jacek từng kể lại rằng mình muốn… đập ghế vào mặt Sebastian trong lần đầu tiên họ gặp nhau ở Warsaw để bàn về trò chơi, bởi không ý tưởng nào của ông có thể lọt được vào tai của Sebastian lúc đó.

“Chúng tôi muốn viết lời thoại. Bạn biết là trong game, bạn không thể viết lời thoại ra giấy được, bởi trong RPG, các cuộc hội thoại rất phức tạp. Các câu thoại thay đổi. Game thủ được lựa chọn. Chúng tôi muốn Sebastian tạo ra một trình biên soạn các lời thoại để chúng tôi có thể đưa ra các cuộc hội thoại ở dạng số,” Jacek kể lại. “Sebastian trả lời rằng không, bởi anh ta chẳng thể hiểu chúng tôi muốn gì. Vì thế chúng tôi phải viết các cuộc thoại trong Neverwinter Night Aurora, rồi xuất ra giấy thành một cuốn sách khoảng 600 trang. Tôi nhớ lại các thành viên RED choáng vì chẳng biết phải làm gì với đống giấy này.” 

Jacek  Komuda, một trong hai tác giả kịch bản của game

Theo Ryszard, Sebastian tin rằng kinh nghiệm engine Calaris mình tự viết ra từ thời hệ máy tính Amiga (1985-1996) là tốt nhất cho một RPG như The Witcher 1. “Tôi không nghĩ Sebastian hiểu RPG. Anh ta không thích RPG, anh ta thích FPS,” Ryszard nói.

Với một engine cũ kỹ và đầy giới hạn như vậy, Ryszard nhận ra rằng họ không thể tiếp tục làm việc, vì ngay cả trong trường hợp thuận lợi nhất, họ sẽ chỉ có thể tạo ra một tựa game tầm phào, và sẽ chẳng có cái gọi là thành công trên toàn cầu. Thật ra, có thể họ sẽ chẳng có được fan nào ở Ba Lan. The Witcher 1 sẽ là một sản phẩm kém chất lượng. 

Những hình ảnh này suýt nữa đã trở thành phiên bản chính thức của The Witcher

Năm 2003, các “sếp” của CD Projekt đưa ba trong số bốn thành viên của RED đến trụ sở chính ở Warsaw, còn Sebastian ở lại Łódź và sau đó chấm dứt hợp đồng. Sebastian giải thích rằng mình cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, tiền lương nghèo nàn còn CD Projekt không bày tỏ ý muốn tiếp tục hợp tác và từ chối mua lại engine với giá 250.000 złoty. “Tôi muốn làm game, nhưng tôi cũng muốn một cuộc sống bình thường như những người làm nghề khác. Hồi năm 2003 ở RED, điều đó là bất khả thi.”

Vào thời điểm này, CD Projekt đang tranh giành thị trường với Empik, một chuỗi cửa hàng ở Ba Lan và tình hình tài chính của họ không mấy khả quan. Trong khi đó, một chương mới cho câu chuyện về The Witcher 1 và CD Projekt RED sắp bắt đầu ở Warsaw. 

Nguồn : https://motgame.vn/nguon-goc-cua-game-witcher-phan-2.game

TIN LIÊN QUAN

Nguồn gốc của game: The Witcher – phần 1

Gã Witcher Geralt được sinh ra vào tháng 12 năm 1986, khi câu chuyện đầu tiên về tay thợ săn quái vật tóc trắng được xuất bản trên tờ tạp chí Fantastyka.

Nguồn gốc của game: The Witcher (phần 3)

The Witcher 1 được bắt đầu lại ở Warsaw với ba artist, cộng thêm Ryszard Chojnowski, người được bổ nhiệm làm trưởng dự án game trong giai đoạn 2003-2004.

Bản cập nhật Cyberpunk 2077 có thể là "sát thủ hủy diệt" với PC của game thủ

Phiên bản cập nhật mới nhất của tựa game Cyberpunk 2077 có thể được xem như một 'thách thức đối với các thiết bị phần cứng của người chơi.'

Cyberpunk 2077 sẽ ra mắt trên Stadia cùng ngày với Console và PC

Theo thông tin TCN nhận được, trò chơi sẽ được ra mắt vào ngày 19 tháng 11 năm 2020. Và song song với việc ra mắt trò chơi trên các hệ điều hành như console hay máy tính thì sẽ có một phiên bản đặc biệt dành cho những game thủ có đường truyền mạnh

Siêu phẩm một thời Witcher: Enhanced Edition đang miễn phí trên trang GOG

Witcher: Enhanced Edition là phiên bản nâng cấp của bản Witcher gốc, được bổ sung thêm những cải tiến, cùng một số thay đổi nhỏ giúp cho game trở nên ổn định hơn. Vì cũng đã ra mắt khá lâu rồi cho nên phiên bản này cũng không hề đòi hỏi cấu hình

Sói trắng vùng Rivia sẽ là khách mời kế tiếp của SoulCalibur VI

Truyền thống của các phần SoulCalibur là dàn khách mời đặc biệt đến từ các tựa game khác nhau. Và sau những Link của Legend of Zelda; Heihachi, Devil Jin, Yoshimitsu của Tekken và Yoda lẫn Death Vader của thế giới Star War, The Witcher sẽ là cái

Game và những lần bị cấm phát hành vì lý do không giống ai – Phần 1

Phát triển game chưa bao giờ là việc dễ dàng, một nhà phát triển game không chỉ phải làm game sao cho thật hay mà còn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Bởi lẽ vậy, nhiều trường hợp trớ trêu đã xảy ra, trong

Cyberpunk 2077: Bom tấn tiềm năng của làng game

Tại sự kiện E3 2018 vừa qua, ngoài đoạn trailer bên trên được trình chiếu cho tất cả mọi người, còn có một video demo khác dài đến một giờ được dành riêng cho báo giới được phát sau những cánh cửa đóng kín. Bạn không thể xem nó ngay bây giờ, mà có

THỦ THUẬT HAY

Xếp hạng 25 laptop chơi game nhanh nhất

Dưới đây là những laptop chơi game đã được thử nghiệm và cho ra hiệu quả 3D tốt nhất năm qua.

Cách để chấm dứt ngay những lời mời chơi game trên Facebook

Hiện nay, có rất nhiều người dùng Facebook phàn nàn về những lời mời chơi game liên tục xuất hiện trên thông báo rất khó chịu. Vì vậy, mình xin...

Đi chùa nên mua hoa gì cúng Phật đầu năm để mang lại bình an tài lộc?

Liệu việc sử dụng hoa trong các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo có hợp lý cả về mặt môi trường và tôn giáo? Ở Việt Nam, rất nhiều loài hoa đại diện cho những ký ức, cảm xúc và biểu hiện có ý nghĩa hoặc mục đích. Ngày

33 suy nghĩ khiến Elon Musk trở thành con người vĩ đại

'Bạn không nên làm mọi thứ một cách khác biệt chỉ bởi vì chúng khác biệt. Chúng cần trở nên tốt hơn'.

Cách chặn quảng cáo trên Youtube mới nhất 2021

Cùng với sự phát triển của Internet, YouTube đã trở thành website chia sẻ video lớn và phổ biến nhất trên thế giới với hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên không có bữa ăn nào là miễn phí, trong quá trình truy cập, bên cạnh

ĐÁNH GIÁ NHANH

Những tính năng mới trên Apple Watch Series 7 rất đáng để nâng cấp

Apple Watch Series 7 là mẫu đồng hồ thông minh mới nhất của Apple và cũng là thiết bị đeo tay được mong chờ nhất trong năm nay. Dù không được 100% như mong đợi nhưng những tính năng mới trên Apple Watch Series 7 rất

Đánh giá thời lượng pin LG V20: hơn 15 tiếng sử dụng hỗn hợp

Dù sở hữu viên pin không quá lớn so với người tiền nhiệm nhưng thời lượng pin LG V20 lại cho kết quả rất ấn tượng với hơn 15 tiếng sử dụng hỗn hợp.

Đánh giá pin iPhone 13: Thời gian sử dụng xuất sắc, thời gian sạc còn hạn chế

Khi ra mắt iPhone 13, Apple cho biết pin của nó tốt hơn thế hệ tiền nhiệm. Vậy cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng chúng tôi đánh giá pin iPhone 13 để biết thêm chi tiết nhé. iPhone 13 có dung lượng pin bao nhiêu? Để biết