Nhìn vào danh sách các loại thuế, người Việt khó mơ xe giá rẻ


Thuế đánh chồng thuế

Hiện nay, ô tô cá nhân bán trên thị trường trong nước phải chịu 3 loại thuế bắt buộc, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

Với thuế nhập khẩu , từ 1/1/2018 ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong khu vực ASEAN về Việt Nam giảm xuống mức 0%, ngoài khu vực ASEAN vẫn phải chịu thuế từ 50-70%. Còn xe lắp ráp trong nước, nếu DN nào đạt doanh số bán 8.000 xe/năm trở lên cho tất cả các mẫu và riêng một mẫu đạt 2.000 xe/năm thì bộ linh kiện nhập khẩu được hưởng thuế 0%. Những DN không đạt doanh số quy định như trên vẫn phải chịu mức thuế từ 5-14%.

Với thuế tiêu thụ đặc biệt, xe chở người dưới 10 chỗ đang chịu từ 35-150% tùy dung tích xi lanh. Tiếp đến là thuế giá trị gia tăng, các xe cùng phải chịu mức 10%.

Nhìn vào danh sách các loại thuế, người Việt khó mơ xe giá rẻ

Giá xe bị đội gấp 3-4 lần do thuế chồng thuế (ảnh minh họa)

Điều đáng nói là các loại thuế này lại đánh chồng lên nhau. Một chiếc xe nguyên chiếc, hoặc bộ linh kiện về cảng, đầu tiên sẽ bị đánh thuế nhập khẩu căn cứ trên giá nhập và sau đó thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh trên giá nhập cộng với thuế nhập khẩu. Cuối cùng là thuế giá trị gia tăng, đánh trên giá nhập đã có thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, giá xe bị đẩy lên rất cao. Theo tính toán, thuế chiếm tỷ lệ từ 40-60% trong giá bán một chiếc xe con có dung tích xi lanh dưới 3.0L hiện nay.

Còn dòng xe có dung tích từ 3.0L trở lên đang phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao từ 90-150%, đẩy giá xe tăng cao ngất ngưởng, trong đó thuế có thể chiếm từ 60% đến hơn 100% giá bán xe.

Chẳng hạn, một chiếc xe giá rẻ nhập khẩu từ Ấn Độ có giá 4.000 USD, tương đương gần 90 triệu đồng, khi về Việt Nam, tính đủ 3 loại thuế trên đã lên đến 11.000 USD, cộng tất cả các chi phí khác như: cước vận chuyển, phí bảo hiểm, phí kiểm định, lãi vay, marketing, lương nhân viên, thuê mặt bằng, lợi nhuận DN,... giá chiếc xe bán ra phải trên 15.000 USD, tương đương hơn 300 triệu đồng. Trong đó riêng 3 loại thuế kể trên đã chiếm khoảng 6.000 USD, tương đơn với 40% giá bán xe.

Còn một chiếc xe Lexus RX350 mới 100%, động cơ 3.5L xuất xứ Nhật Bản nhập chính hãng về Việt Nam giá 40.000 USD, tương đương hơn 900 triệu, sau khi tính đủ 3 loại thuế, giá chiếc xe tăng lên 120.000 USD, cao gấp 3 lần giá gốc. Đấy là chưa kể đến các chi phí khác và lợi nhuận của DN. Với chiếc xe này, riêng thuế đã chiếm 80.000 USD.

Với xe sản xuất lắp ráp trong nước cũng tương tự. Một chiếc Toyota Altis có dung tích xi lanh 1.8L, số tự động, giá niêm yết 733 triệu đồng thì trong đó thuế cũng chiếm gần 50%, tương đương với 350 triệu đồng. Nhà sản xuất và đại lý chỉ thu về khoảng 380 triệu đồng.

Mới đây, Công ty Vinfast vừa ra mắt 3 mẫu xe mới và công bố giá 1,818 tỷ đồng dành cho chiếc Lux SA 2.0 (SUV); 1,366 tỷ đồng Lux A 2.0 (sedan) và 423 triệu đồng cho Fadil 1.4L, chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT). Với mức thuế nhập khẩu bộ linh kiện khoảng 14% và thuế tiêu thụ đặc biệt từ 35-40% thì hai loại thuế này đã chiếm từ 30-35% giá bán xe, tương đương với trên 600 triệu đồng cho mẫu Lux SA 2.0, gần 500 triệu đồng cho mẫu Lux A 2.0 và khoảng 120 triệu đồng cho mẫu Fadil 1.4L.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa sẽ giúp giảm giá bán xe

Thời gian đầu, công ty bán giá ưu đãi 1,136 tỷ đồng với Lux SA 2.0, 800 triệu đồng với Lux A 2.0 và 336 triệu đồng với Fadil 1.4L. Chỉ tính riêng thuế tiêu thụ đặc biệt chiếc Lux A 2.0 đã phải “gánh 228” triệu đồng, Fadil “gánh” 87 triệu đồng, còn Lux SA 2.0 thì nhiều hơn...

Khi nào giá xe rẻ?

Để sở hữu một chiếc ô tô với giá rẻ và chất lượng tốt là mong ước chính đáng của nhiều người tiêu dùng. Có nhiều yếu tố giúp cho giá xe rẻ. Về phía nhà sản xuất phải cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, tăng doanh số bán để tối ưu hóa sản xuất, qua đó giảm giá thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam quy mô thị trường ô tô còn nhỏ, doanh số mẫu xe lớn nhất chỉ khoảng trên 20.000 xe/năm thì việc tối ưu hóa sản xuất để giảm giá thành chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Việc cắt giảm chi phí hoạt động cũng không phải là vô hạn.

Để giảm giá, các DN thường cắt giảm trang thiết bị. Điều này phổ biến từ trước đến nay. Nhiều mẫu xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước bị cắt giảm trang bị so với các thị trường khác để giảm giá thành.

Chẳng hạn với dòng xe nhỏ, chủ yếu chỉ được trang bị ở mức cơ bản. Về an toàn, có xe chỉ trang bị phanh ABS, có xe thêm phân phối lực phanh điện tử EDB, hầu hết các xe chỉ có 2 túi khí. Rất hiếm xe có đầy đủ những tính năng khác như: cân bằng điện tử ESP, khởi hành ngang dốc HSA, kiểm soát, lực kéo TSC, chống lật,... với 6 túi khí.

Thuế phí giảm được cho là yếu tố quan trọng giúp giá xe giảm mạnh. Từ 1/1/2018 thuế suất thuế nhập ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN đã giảm xuống mức 0%. Với xe ngoài khu vực ASEAN, theo các hiệp định thương mại tự do đã ký và sắp ký, từ nay đến 2029 sẽ giảm về 0% sẽ giúp giá xe giảm.

Với xe trong nước, như đã nói, nếu DN nào tăng được doanh số bán đạt từ 8.000 xe/năm trở lên cho tất cả các mẫu xe, thì những mẫu đạt 2.000 xe/năm sẽ được hưởng thuế nhập khẩu bộ linh kiện mức 0%, giúp giảm giá thành.

Ngoài ra, các DN ô tô trong nước đang chờ đợi chính sách mới về thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành. Theo đó, các cơ quan chức năng đã đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện ô tô sản xuất trong nước để khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Hiện nay, nhiều mẫu ô tô sản xuất lắp ráp trong nước chỉ có tỷ lệ nội địa hóa từ 10-20%. Nếu tỷ lệ nội địa hóa tăng lên 40% thì thuế tiêu thụ đặc biệt với phần này sẽ được miễn. Theo tính toán, một chiếc xe lắp ráp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa 20%, có giá bán 600 triệu đồng, mức giảm giá tương ứng từ 10-12%. Nhưng nếu tỷ lệ nội địa hóa là 40% thì mức giảm giá lên tới 15-20%. Với những DN như Vinfast sản xuất cả động cơ trong nước, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt khoảng 70%, qua đó giúp giá xe giảm khoảng 30%, như vậy mới mong giá xe rẻ.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn vào năm 2019.

Theo VietnamNet

TIN LIÊN QUAN

Tính đến ngày 27/9/2018, đã có 13.100 xe nhập khẩu từ các nước ASEAN

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong những tháng cuối năm 2018, lượng xe ô tô nhập khẩu dưới 9 chỗ ngồi sẽ tăng hơn, tuy nhiên chủ yếu là dòng xe nhập từ ASEAN, hưởng thuế nhập khẩu bằng 0% nên nguồn thu từ nhóm hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi tăng không đáng

Dù được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% nhưng Suzuki Celerio không giảm giá

Cuối tuần trước, lô xe Suzuki Celerio 2018 đầu tiên cập cảng, được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0%. Tuy về nước trong năm 2018, được hưởng ưu đãi thuế 0% nhưng Celerio vẫn giữ nguyên giá bán như lô được nhập khẩu khi phải chịu thuế 30%.

Thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN bắt đầu về 0%

Việc giảm thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN về 0% được kỳ vọng sẽ là một cú hích mạnh mẽ cho thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018.

Thuế thay đổi giá xe bán tải nhập khẩu có thể tăng hơn 500 triệu

Với mức thuế phí như hiện tại, một chiếc Ford Ranger (mẫu xe bán tải bán chạy nhất Việt Nam), bản thấp nhất sử dụng động cơ 2.2L, số sàn có giá bán dao động trong khoảng 580 - 600 triệu đồng/chiếc. Nếu mức thuế phí tăng, mức giá bán sẽ rơi vào

Chờ đợi thuế giảm về 0%, thị trường xe nhập khẩu gần như "đóng băng"

Nửa đầu tháng 9-2017, lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước sụt giảm mạnh, chỉ còn 382 xe.

Chờ đợi thuế giảm về 0%, thị trường xe nhập khẩu gần như "đóng băng"

Nửa đầu tháng 9-2017, lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước sụt giảm mạnh, chỉ còn 382 xe.

Xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN nhưng giá xe không giảm

Những chiếc xe nhập khẩu miễn thuế đầu tiên từ các nước ASEAN đã công bố giá bán chính thức. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy giá bán của những mẫu xe này không giảm mạnh như kỳ vọng, thậm chí còn tăng.

THỦ THUẬT HAY

Thử ngay cách cập nhật laptop chạy Windows 10 lên Windows 11 nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí

Sau đây là các cách để nâng cấp lên Windows 11 chính thức. Lưu ý: Hãy sao lưu dữ liệu quan trọng trên laptop của bạn cẩn thận trước khi tiến hành cài đặt nhé.

20.000 website nhiễm malware

Google cảnh báo tin tặc đã cài malware vào khoảng 20.000 website, và tấn công, xâm nhập nhiều máy chủ.

Mã hóa email trên hệ điều hành iOS 7 không an toàn?

Được biết, iOS 7.1.1, bản cập nhật iOS mới nhất của Apple, đang phải đối mặt với rủi ro an ninh mạng.

Hướng dẫn mở khóa iPhone khi quên mật khẩu

Một hôm đẹp trời bạn bỗng dưng bạn quên mất mật khẩu mở khóa chiếc iPhone của bạn. Trong khi Apple nổi tiếng với sự bảo mật rất cao đối với các thiết bị của họ. Tuy nhiên không phải không có cách khắc phục.

iCloud là gì?Cách truy cập tài khoản iCloud trên Windows

iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cung cấp giải pháp sao lưu trực tuyến tích hợp và đồng bộ cho các thiết bị của hãng. iCloud được tích hợp trên iPhone, iPad và các máy tính Mac, nhưng người dùng cũng có thể

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá thời lượng pin Galaxy A5 2017

Ngoài các cải tiến về thiết kế và hiệu năng, so với thế hệ 2016 Galaxy A5 2017 cũng...

Đánh giá Asus ROG Zephyrus S GX531: Laptop chuyên game siêu mỏng

Ngay từ thời điểm ra mắt, chiếc máy này đã được nhiều chuyên gia, các trang mạng công nghệ đánh giá đây là mẫu laptop gaming mỏng nhất thế giới, hay chính xác hơn là mẫu laptop gaming 15 inch mỏng nhất thế giới tại